Viêm âm đạo theo Y học cổ truyền

Viêm âm đạo được mô tả trong chứng âm dưỡng (âm là ở trong, dưỡng là ngứa).

viêm âm đạo

Nguyên nhân Viêm âm đạo

Thấp nhiệt khu trú ở hạ tiêu: do tỳ hư không vận hoá được thấp, thấp lâu ngày hoá nhiệt, thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu lâu ngày sinh trùng, dưỡng (ngứa).

Nhiệt uất ở kinh can: do tình chí tức giận làm thương can, can uất sinh nhiệt, nhiệt uất ở kinh can dồn xuống xung – nhâm gây nên bệnh.

Thể bệnh

Thể thấp nhiệt

Triệu chứng: ngứa cửa mình, khí hư nhiều, có bọt màu vàng hoặc như mủ, bồn chồn, mất ngủ, miệng đắng, tức ngực, đau lưng, tiểu vàng, đại tiện táo, mạch hoạt sác.

Phép điều trị: thanh nhiệt, trừ thấp.

Phương:

Bài 1: dùng bài Tỳ giải thẩm thấp thang gia thương truật

Tỳ giải

12g

Sinh ý dĩ

20g

Hoàng bá

12g

Xích thược

12g

Đan bì 16g Trạch tả

12g

Hoạt thạch 12g Thông thảo Thương truật 8g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.

Bài 2: dùng bài Đan chi tiêu dao:

6g

Đan bì 12g Sài hồ

12g

Sơn chi 8g Bạch thược

12g

Đương quy 12g Bạch truật

8g

Phục linh 12g Bạc hà

4g

Đại táo 12g Gừng tươi

3lát

Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.

Thể nhiệt uất ở kinh can

Triệu chứng: ngứa cửa mình, u uất, dễ cáu giận, bồn chồn, ngủ ít, mồm khô

đắng, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác

Phép điều trị: tả can, thanh nhiệt.

Phương: dùng bài Tả can thang

Long đởm

8g

Sinh địa

8g

Sài hồ

8g

Trạch tả

8g

Đương quy

8g

Mộc thông

8g

Sa tiền tử

8g

Chi tử sao

8g

Hoàng cầm

8g

Cam thảo

4g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.

Ngoài thuốc uống, còn dùng thuốc đặt tại chỗ cũng có tác dụng rất tốt.

Hiện tại Khoa phụ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đang sử dụng bột đặt tiêu viêm B, thành phần gồm: hoàng bá, lá móng tay, lưu huỳnh. Các vị thuốc trên sấy khô, tán mịn, đảm bảo độ PH của âm đạo (4,5). Mỗi ngày đặt 1 lần 10g vào âm đạo, đặt 5-7 ngày, có thể đặt liên tục hoặc cách ngày.

Dự phòng

Người phụ nữ luôn giữ gìn vệ sinh hàng ngày, cần chú ý đến một số thuận lợi gây viêm âm đạo.

Tiến triển và biến chứng

Các nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây viêm tiểu khung, dẫn đến nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh. Một số trường hợp có thể gây sẩy thai, đẻ non hoặc trẻ đẻ thiếu cân.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.