Mặc dù các rối loạn lo âu ảnh hưởng cả ở trẻ em và người lớn, nhưng có một vài hội chứng chỉ liên quan đến các bệnh nhi, gồm có các rối loạn lo âu chia ly và lo âu quá mức. Các rối loạn này có cùng một số đặc điểm, kể cả lo âu mạn tính, né tránh xã hội, và mong muốn thái quá về sự gần gũi với người chăm sóc ban đầu.

Tình trạng lo âu chia ly là quá trình phát triển tâm thần bình thường bắt đầu từ nửa đường qua năm thứ nhất, đạt tới đỉnh cao vào lúc khoảng 15 tháng, và sau đó giảm dần dần qua năm thứ ba. Trái lại, rối loạn lo âu chia ly có đặc điểm là lo lắng liên tục, không có thực về sự có hại xảy ra cho bố (mẹ) hoặc người chăm sóc hoặc sợ chết hoặc tai nạn có thể làm cho người chăm sóc không đến được. Những đứa trẻ này cũng có thể không muốn ngủ ở giường của chúng hoặc đi học.

DSM-IV ước tính có khoảng 4% số trẻ em và vị thành niên có rối loạn lo âu chia ly. Các gia đình của những trẻ này thường rất gắn bó với nhau. Bác sĩ gặp phải trường hợp lo âu chia ly nên khuyến khích các bố mẹ tạo ra sự cân bằng giữa sự trợ giúp và tính độc lập thích hợp với tuổi.

Thí dụ, những đứa trẻ không muốn ngủ ở giường của chúng thì không nên cho chúng vào giường của bố mẹ mà nên cho phép chúng ngủ có đèn sáng và một đồ chơi ưa thích hoặc bật nhạc ở trong phòng của trẻ. Trong những trường hợp quá mức chúng có thể được phép ngủ trên tấm thảm gần giường của bố mẹ như là một bước quá độ để tiến tới ngủ một mình. Tương tự, không nên chấp nhận việc đứa trẻ không muốn đến trường, và đứa trẻ được đưa tới trường mẫu giáo như kế hoạch đã định. Mang theo “đồ vật quá độ”, như tấm ảnh gia đình, có thể có tác dụng làm giảm sự lo sợ.

rối loạn lo âu ảnh hưởng cả ở trẻ em và người lớn
rối loạn lo âu ảnh hưởng cả ở trẻ em và người lớn

Rối loạn lo âu quá mức thường xảy ra nhất ở những trẻ em tuổi học tiểu học và những người ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ này trải qua sự lo sợ trước thái quá xung quanh những hoàn cảnh nơi chúng được đánh giá. Sự đáp ứng của chúng bao gồm tự có quan tâm lớn, suy ngẫm quá nhiều về các sự kiện tương lai, và những kêu ca về chức năng thân thể như các cơn đau đầu và đau dạ dày. Chúng có tinh thần tự phê bình cao và thường yêu cầu người lớn bảo đảm lại. Bề ngoài, những đứa trẻ này có biểu hiện bồn chồn hoặc căng thẳng do thiếu khả năng thư giãn. Đã từng có một nghiên cứu nhỏ tương đối về điều trị cho những trẻ em bị rối loạn lo âu quá mức. Có những gợi ý rằng sự kết hợp rèn luyện thư giãn và giao tiếp xã hội có kế hoạch dường như có lợi.

Bác sĩ có thể khuyên các bố mẹ tạo cho đứa trẻ tăng các cơ hội giao tiếp cùng lứa tuổi, nên để cho đứa trẻ có xử sự từ từ cùng với các hoạt động ban đầu giao tiếp với một trẻ cùng tuổi trong vài giờ trước khi chuyển tới các nhóm xã hội nhỏ. Có thể khuyến khích bố mẹ giúp đứa trẻ bằng cách đóng vai những tình huống thay đổi xã hội. Đối với những trẻ cần điều trị tâm thần chính thức, thì việc chuyển tới nhóm các kỹ năng xã hội hoặc nhóm trị liệu hoạt động cùng lứa tuổi là có tác dụng nhất.

Chứng ám ảnh sợ hay gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ mắc chứng ám ảnh sợ đặc hiệu toàn bộ quãng đời người là khoảng 10%. Chứng ám ảnh sợ nhi khoa khác biệt với những nỗi sợ bóng tối, những người lạ, và động vật ở thời thơ ấu. Mức độ sợ là thiếu cân xứng, và tình trạng ám ảnh sợ là né tránh hoặc chịu đựng với nỗi lo lắng lớn. Đối với đứa trẻ được chẩn đoán có chứng ám ảnh sợ, thì sự lo âu hoặc né tránh sẽ dẫn đến chức năng hoạt động xã hội, học tập, hoặc gia đình bị suy kém. Tình trạng ám ảnh và sự lo âu trước về tình huống hoặc đồ vật gây ám ảnh cũng thường gặp. Biện pháp điều trị lựa chọn là rèn luyện thư giãn (thở sâu cùng với có thể thêm làm căng hệ thống và thư giãn các nhóm cơ) liên quan đến mức độ phơi nhiễm với các vật kích thích nỗi ám ảnh sợ.

Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD) ở trẻ em và vị thành niên dường như chưa được chẩn đoán. Cho tới gần đây, vẫn thường không nhận thấy có rối loạn này ở trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu hồi cứu ở người lớn có Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế cho thấy rằng có khoảng 40% trong số những bệnh nhân này được báo cáo là phát bệnh trong thời kỳ niên thiếu và vị thành niên. Tuổi trung bình xuất hiện bệnh là khoảng 13 tuổi. Trong khi Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế ở người lớn thể hiện gần ngang bằng ở hai giới, còn ở trẻ em dường như gặp nhiều hơn ở những trẻ trai. Tỷ lệ hiện mắc ở trẻ em và vị thành niên là khoảng 1%.

Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế được mô tả là có những suy nghĩ kích động lo sợ xâm nhập tái diễn (những ám ảnh) và các hành động chuộng hình thức (cưỡng chế). Các hành vi tái diễn không có chức năng gì ngoài việc làm giảm tạm thời nỗi lo sợ. Những ám ảnh thông thường liên quan đến nỗi sợ hãi bị nhiễm bẩn do bụi hoặc các vi khuẩn, các hành động tự tin với bản thân và những người khác, và ngăn nắp, tỉ mỉ.

Các xung lực cưỡng bức gồm có rửa, kiểm tra (thí dụ: khóa, lò nấu), đếm, hoặc sắp xếp ngăn nắp các đồ vật. Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế ở trẻ em có thể khác với hình ảnh ở người lớn này do có các xung lực cưỡng bức mà không có những ám ảnh tương tự và có các hành vi bất chợt như liếm ngón tay. Thường có co giật cơ, và dường như có kết hợp giữa Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế ở trẻ em với hội chứng Tourette.

Biện pháp điều trị nhiều loại hình gồm có thuốc, liệu pháp hành vi, và can thiệp gia đình là có tác dụng nhất đối với những trẻ em bị Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế. Clomipramin được sử dụng thành công ở người lớn dường như cũng có tác dụng ở trẻ em. Liệu pháp hành vi nhấn mạnh đến phơi nhiễm từ từ với các tình huống kích động sự lo sợ, cũng đã thành công. Các bố mẹ thường có quan hệ quá khăng khít với những trẻ bị Rối loạn ám ảnh — cưỡng chế và có thể góp phần làm tăng thêm sự cô lập xã hội của chúng. Như vậy, liệu pháp gia đình tập trung vào tăng các hoạt động cộng đồng và thúc đẩy tính độc lập lớn hơn ở đứa trẻ là có thể có hiệu quả thêm với biện pháp hướng dẫn lại và phơi nhiễm hành vi.

Bài trướcCác rối loạn cư xử ở trẻ nhỏ
Bài tiếp theoCác vấn đề hành vi cần điều chỉnh ngay ở trẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.