Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đại cương

Đĩa đệm gồm 3 thành phần: nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Đĩa đệm có thể đàn hồi và biến dạng khi bị nén, cho nên có khả năng làm giảm chấn động tới các thân đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm là nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường do đứt rách vòng sợi. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch bên, vào lỗ ghép gây chèn ép rễ, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cũng có thể ra trước hoặc vào thân đốt, vì vậy bệnh nhân chỉ có hội chứng đau cột sống thắt lưng mạn tính.

Sơ lược về giải phẫu đám rối thần kinh thắt lưng cùng và dây thần kinh hông to

Đám rối thần kinh thắt lưng cùng được cấu tạo bởi các rễ vận động, cảm giác của đốt tuỷ L5, S1, S2 và một phần của L4 và L3 nằm ở phía trước của khớp cùng chậu cho ra nhiều dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh hông to (dây thần kinh ngoại biên to nhất, dài nhất cơ thể). Dây thần kinh hông to sau khi chui qua khuyết mẻ hông lớn nằm giữa 2 lớp cơ mông nhỡ và cơ mông bé đi xuống mặt sau đùi đến trám khoeo chia thành dây thần kinh chầy và dây thần kinh mác chỉ huy vận động các cơ cẳng chân.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Trên cơ sở đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hoá sinh học hay bệnh lý, khi bị chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hoặc đột ngột gây thoát vị đĩa đệm.

Đĩa đệm cột sống thắt lưng bình thường nhưng bị chấn thương cột sống thắt lưng một cách đột ngột đủ mạnh sẽ gây thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng lâm sàng

Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hay đột ngột.

Bệnh nhân đau thắt lưng theo đường đi của rễ, dây thần kinh hông to, đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi, giảm khí nghỉ ngơi).

Có hội chứng cột sống thắt lưng: lệch vẹo cột sống thắt lưng, co cứng cơ cạnh sống, tầm vận động cột sống thắt lưng giảm, có điểm đau cột sống, chỉ số Schober giảm dưới 13/10, khoảng cỏch ngón tay – mặt đất tóng.

Có hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng: có điểm đau cạnh sống, dấu hiệu “bấm chuông” dương tính, điểm đau Valleix dương tính, nghiệm pháp Lasègue dương tính. Rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng tuỳ theo rễ L5 hay S1 bị tổn thương.

Nếu tổn thương rễ L5: có điểm đau cột sống L5, điểm đau cạnh sống L4 – L5, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu sức cơ gấp bàn chân về phía mu chân, yếu cơ duỗi các ngón chân, nghiệm pháp đứng trên gót chân dương tính, giảm cảm giác vùng trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân đến ngón 1, ngón 2, teo cơ trước ngoài cẳng chân, không có rối loạn phản xạ gân xương.

Nếu tổn thương rễ S1: có điểm đau cột sống S1, điểm đau cạnh sống L5 – S1, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu nhóm cơ dép không gấp bàn chân về phía gan chân được, yếu cơ gấp bàn chân, nghiệm pháp đứng trên mũi chân dương tính, giảm cảm giác (vùng gót chân, gan bàn chân, ngón 4, ngón 5), teo cơ dép, giảm phản xạ gân gót.

Cận lâm sàng

X quang cột sống thắt lưng chuẩn: có tam chứng Barr (giảm chiều cao gian đốt sống, lệch vẹo cột sống thắt lưng ở phim thẳng, giảm ưỡn cột sống thắt lưng ở phim nghiêng).

Chụp bao rễ thần kinh:

Trên phim thẳng thấy hình ảnh cắt cụt rễ thần kinh, ấn lừm cột thuốc cản quang, (cú thể cú hình đồng hồ cát), gián đoạn cột thuốc hoặc cắt cụt hoàn toàn cột thuốc cản quang.

Trên phim nghiêng thấy hình ảnh chèn đẩy cột thuốc theo 4 độ của Hồ Hữu Lương:

Ấn lõm nhỏ hơn 1/4 đường kính bao rễ thần kinh.

Ấn lõm rõ < 1/2 đường kính bao rễ thần kinh.

Ấn lõm nặng > 1/2 đường kính bao rễ thần kinh.

Ấn lõm > 3/4 đường kính bao rễ thần kinh hay nghẽn tắc hoàn toàn cột thuốc cản quang.

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng cho thấy hình ảnh thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm một cách chính xác và các hình thái thoát vị đĩa đệm.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.