Điều TrịLỵ Trực Khuẩn

Điều trị đặc hiệu

Ở người mạnh khỏe, bệnh có thể tự giới hạn. Kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và thời gian thải khuẩn ra phân, dùng kháng sinh ngấm qua niêm mạc ruột.

Với các kháng sinh như sulfamide, streptomycin, tetracyclin, chloramphenicol không nên dùng vì tỷ lệ kháng thuốc quá cao, còn ampicilline thì chỉ nhậy ở vài địa phương, có thể dùng cotrimoxazol hay acide nalidixic trong khi đợi kết quả kháng sinh đô. Do đặc điểm đề kháng nhanh với kháng sinh đang dùng, người ta tìm kiếm các kháng sinh mới và an toàn hơn. Hiện một số kháng sinh mới có hiệu quả tốt trong điều trị lỵ trực khuẩn như nhóm fluoroquinolon (ofloxacin, ciprofloxacin), nhóm cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxone.

Liều lượng : ở người lớn, dùng 1 trong các laọi sau : Ofloxacin 200mmg x 2 viên/ ngày

Ciprofloxacin 500 mmg x2 -3 viên / ngày

Các fluoroquinolone điều trị lỵ trực trùng người lớn với hiệu quả tốt, nhưng trẻ em chưa được đánh giá vì gây tổn thương sụn xương và chậm tăng trưởng xương ở súc vật thí nghiệm.

Thời gian điều trị kháng sinh là 5 ngày .

Điều trị triệu chứng

Bồi hoàn nước và điện giải: Trong giai đoạn khởi phát tiêu chảy ồ ạt dễ dẫn đến rối loạn nước và điện giải nên cần thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch ORS uống sớm hoặc chuyền dịch nếu mất nước và điện giải nặng. Trong trường hợp suy kiệt nặng cần truyền plasma, alvesin, chuyền máu nếu mất máu nhiều.

Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột và giảm đau, các loại dẫn xuất từ cây thuốc phiện vì không những chúng làm chậm thải vi khuẩn và kéo dài thời gian bệnh mà còn có thể làm cho bệnh nặng thêm, làm ức chế hô hấp, liệt ruột, chướng bụng. Trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều, mót rặn nhiều, đe dọa sa trực tràng có thể cho thuốc an thần như diazepam

Hạ nhiệt khi sốt cao , kèm theo thuốc an thần phòng co giật.

Chế độ ăn

Bệnh nhân ăn đủ chất dinh dưỡng, giáo dục nhân dân bỏ tập quán ăn kiêng khi bị ỉa chảy nói chung và đặc biệt là lỵ trực khuẩn vì là một bệnh gây suy dinh dưỡng nhanh nhất.

Tiên Lượng

Tử vong ít xẩy ra đối với trẻ khỏe mạnh, trẻ lớn hay người lớn trái lại trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhỏ, người già suy kiệt, bị hạ thân nhiệt mất nước và rói loạn điện giải nặng, suy thận, vãng khuẩn huyết là những yếu tố tiên lượng nặng .

Phòng Bệnh

Giáo dục y tế

Quần chúng phải được đả thông về cách lây truyền và cách phòng chống sự lây truyền đó, có thể tuyên truyền giáo dục tại nhà, cơ sở y tế, trường học

Rửa tay bằng xà phòng

Có thể là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống sự lây nhiễm, việc này cần được khuyến khích đến từng gia đình, rửa tay sạch sau khi đi cầu, sau khi rửa ráy cho một đứa trẻ khi đi cầu sau khi đổ phân của trẻ, trước khi nấu ăn và trước khi ăn, nếu không có xà phòng có thể lấy tro để rửa bàn tay.

An toàn thực phẩm

Không ăn thức ăn sống trừ những rau quả tươi có thể bóc vỏ và ăn ngay sau khi bóc

Đun nấu thức ăn cho đến khi chín

Ăn thức ăn khi còn nóng hoặc đun lại hoàn toàn trước khi ăn

Giữ thức ăn đã nấu và bát đĩa sạch cách riêng với những thực phẩm sống và những bát đĩa có thể bị ô nhiễm .

Rửa kỹ tay bằng xà phòng trước và sau nấu ăn

Không để ruồi bâu vào thức ăn bằng cách đậy lồng bàn.

Nước uống sạch

Nước cung cấp bằng hệ thống ống phải được clor hóa cẩn thận với hàm lượng cho phép . Khi dùng nước lấy từ sông ngòi hồ ao hoặc giếng khơi chỗ lấy nước đó phải đươc bảo vệ để tránh cho người và súc vật làm ô nhiễm, không được để cho nước mưa chảy vào chỗ lấy nước uống, chỗ phóng uế không được phép gần chỗ lấy nước trong phạm vi 10 m và phải dưới nguồn nước. Khi nguồn nước tại chỗ chắc chắn bị ô nhiễm phải cung cấp nươc uống tạm thời bằng xe có téc chở nước. Gia đình có thể trữ nước trong các chum vại có nắp đậy không cho súc vật đến gần và dùng 1 gáo giêng có cán dài để múc. Nước uống phải đun sôi .

Thải phân

Phải bảo đảm xử lý an toàn các chất thải của người, phải có hệ thống hố xí thích hợp với điều kiện địa phương .

Giáo dục y tế cần nhấn mạnh đến việc từng người phải sử dụng đúng các hố xí kể cả trẻ con, cần phải nhấn mạnh đến việc phóng uế ra đất gần nguồn nước. Ở những nơi không có hố xí việc phóng uế phải thực hiện trong những nơi quy định và phải chôn phân

Phòng chống sự lây lan tại các cơ sở y tế

Cung cấp đầy đủ nước và xà phòng để rửa tay

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi khám bệnh. Không được phân những nhân viên y tế phục vụ những bệnh nhân lỵ vào việc nấu bếp hay phục vụ việc ăn uống chung.

Phải đổ phân bệnh nhân vào nhà vệ sinh, thường xuyên giặt giũ và tẩy uế quần áo , đồ vải trải giường của bệnh nhân.

Không dùng kháng sinh

Đểø phòng chống lỵ trực trùng, việc này không tỏ ra có kết quả mà còn làm tăng kháng thuốc và làm cho việc điều tra bệnh trở nên khó khăn.

Vaccine

Các vaccine chứa vi khuẩn chết thường không có hiệu quả.

Người ta đã nghiên cứu 1 loại vaccine chứa vi khuẩn sống giảm khả năng gây bệnh bằng cách làm mất khả năng xâm nhập hay chuyển 1 phần nhiễm sắc thể từ E.coli sang shigella .Tuy nhiên các phương pháp này chưa cho kết quả hoàn hảo

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.