MẠCH TỲ

MẠCH TỲ
MẠCH TỲ

A- NGUYÊN VĂN :

Tỳ mạch giả thổ dã, cô tạng dĩ quán tứ bàng giả dã(1). Thiện giả bất khả đắc kiến, ác giả khả kiến(2). Kỳ lai như thủy chi lưu giả, thử vị thái quá, bệnh tại ngoại; Như điểu chi huế giả, thử vị bất cập, bệnh tại trung.
Ngôn tỳ vi cô tạng, trung ương thổ dĩ quán tứ bàng, kỳ thái quá dữ bất cập, kỳ bệnh giai hà như ?
Thái quá tắc lệnh nhăn tứ chi bất cử; Kỳ bất cập, tắc lệnh nhân cửu khiếu(3)bất thông, danh viết trùng cường(4).
(Tố vấn : Ngọc cơ chân tạng luận)

MẠCH TỲ
MẠCH TỲ

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Mạch tỳ thuộc hành thổ trong ngũ hành, là tạng nằm ở trung ương để nuôi dưỡng bốn tạng ở bên cạnh là: Tâm, thận, can, phế. Mạch bình thường của tỳ bắt mạch không thấy được, mạch bệnh của tỳ thì có thể thấy được. Mạch tỳ đến như nước chảy, đây gọi là thái quá, chủ bệnh tại ngoại; Mạch khí đến cứng và sắc nhọn như mỏ chim, đấy gọi là bất cập, chủ bệnh tại lý.
Nói tỳ là tạng cô, nằm ở vị trí trung ương thuộc thổ để tưới bón bốn bên, vậy mạch khí của nó nếu thái quá hay bất cập thì có bệnh chứng ra sao ?
Mạch khí tỳ thái quá khiến người tứ chi không cử động được; Mạch khí tỳ bất cập thì khiến người cửu khiếu không thông, đó gọi là bệnh trùng cường.

MẠCH TỲ
MẠCH TỲ

D- CHÚ THÍCH :

(1) Cô tạng dĩ quán tứ bàng giả dã: Tỳ thổ nằm ở trung ương, khí của nó vượng ở 18 ngày cuối một quí. Sách Loại kinh nói:“Tỳ thuộc thổ, thổ là gốc của vạn vật, nên vận hành thủy cốc, hóa sinh tân dịch để tưới bón bốn tạng can, tâm, phế, thận. Thổ không có định vị, vượng ở bôn mùa, nên gọi là tạng cô”. Đoạn văn trên gọi tạng cô là chỉ thổ không định vị ở tứ phương, mà ứng với bốn bên; Ớ người, tỳ nằm ở giữa để nuôi bốn tạng khác.
(2) Thiện giả bất khả đắc kiến, ác giả khả kiến: Mạch khí bình thường của tỳ thể hiện trong mạch tượng tứ quí(huyền, câu, mao, thạch)mạch đi có vẻ nhu nhuyễn, hòa hoãn chứ không xuất hiện đơn độc, cho nên nói:“Thiện giả bất khả đắc kiến”. Trái lại, nếu là mạch bệnh của tỳ thì có thể xuất hiện đơn độc, nên nói:“Ác giả khả kiến”. Sách Thái tố chú:“Thiện là chỉ mạch khí bình hòa không bệnh. Khi xem thấy 4 mạch huyền, câu, phù, dinh đều là nhờ có khí tỳ vị tưới bón nên mạch của bốn tạng trên mới được bình hòa, vì thế mạch tỳ được coi là thiện và tự mình không thể xuất hiện, nên có câu:“Thiện giả bất khả đắc kiến dã”. Ác giả là chỉ mạch bệnh, tỳ thọ tà mạch khí hiện ở bộ quan, khi xem mạch có thể nhận thấy nên nói:“Khả kiến dã”.
(3) Cửu khiếu: Chỉ hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, một miệng, một tiền âm, một hậu môn.
(4) Trùng cường ý: Vương Băng chú:“Trùng là chỉ tạng khí trùng lắp, cường là nói khí không hòa thuận”.

MẠCH TỲ
MẠCH TỲ

Bàn ngoài lề:

Tạng Tỳ thuộc trung ương Thổ, ở chính giữa hòa hoãn 4 bên, nên lấy hòa làm chủ. Mạch nên hòa hoãn, không thái quá, không bất cập. Nên khi chúng ta xem Mạch xem tại bộ vị Tạng Tỳ (ở Trọng án). Ngoài ra, xem cả ở 4 mạch tại Ngũ Tạng đều có mạch Tỳ.

Bài trướcHUYỆT KHÚC TUYỀN
Bài tiếp theoMẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.