MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH

脉气顺逆

Mài qì shùn nì

MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH
MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH

A- NGUYÊN VĂN :

Phàm trị bệnh, sát kỳ hình khí sắc trạch, mạch chi thịnh suy, bệnh chỉ tân cố, nãi trị chi, vô hậu kỳ thời. Hình khí tương đắc(1),vị chi khả trị: Sắc trạch dĩ phù(2), vị chi dị dĩ; Mạch tông tứ thờị, vị chi khả trị; Mạch nhược dĩ hoạt, thị hữu vị khí, mệnh viết dị trị, thủ chi dĩ thời. Hình khí tương thất, vị chi nan trị. sắc yểu bất trạch(3), vị chi nan dĩ; Mạch thực dĩ kiên, vị chỉ ích thậm; Mạch nghịch tứ thời, vi bất khả trị. Tất sát tứ nan, nhỉ minh cáo chi. sở vị nghịch tứ thời giả, xuân đắc phế mạch, hạ đắc thận mạch, thu đắc tâm mạch, đông đắc tỳ mạnh, kỳ chí giai huyền tuyệt(4)trầm sáp, mệnh viết nghịch tứ thời. VỊ hữu tạng hình(5), vu xuân hạ nhỉ mạch trầm sáp, thu đông nhỉ mạch phủ đại, danh viết nghịch tứ thời dã. Bệnh nhiệt mạch tịnh, tiết nhi mạch đại, thoát huyết nhỉ mạch thực, bệnh tại trung mạch thực kiên, bệnh tại ngoại mạch bất thực kiên giả, giai nan trị.
(Tố vấn : Ngọc cơ chân tạng luận).

MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH
MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Phàm chữa bệnh, trước hết phải xem xét hình thể, thần khí và sắc trạch của bệnh nhân ra sao, mạch khí thịnh suy như thế nào, phân biệt bệnh cũ hay mới, sau đó kịp thời tiến hành điều trị, không nên lỡ mất thời cơ.
Hình thể và chính khí tương ứng đồng nhân bệnh có thể trị lành; Khí sắc tươi nhuận bệnh dễ chữa khỏi; Mạch thuận tứ thời, xuân huyền, hạ câu, thu mao, đông thạch, bệnh có thể chữa trị; Mạch đến nhu nhuyễn mà trơn tru trôi chảy là mạch có vị khí, bệnh tương đôi dễ trị, cần phải nắm chặt thời cơ, kịp thời chữa trị. Hình và khí không tương ứng, ví như hình thịnh mà khí suy, khí thịnh mà hình suy, là bệnh khó trị; sắc tối sạm khô cằn, là bệnh khó trị; Mạch thực lại rắn chắc, là chứng bệnh nặng. Mạch trái với thời tiết bốn mùa là bệnh đã đến mức không chữa trị được, cần thẩm định bốn tình huống bệnh chứng khó chữa kể trên để báo lại với người nhà của bệnh nhân. Nói mạch trái với bốn mùa là chỉ mùa xuân thây mạch phế, đó là kim đến khắc mộc; Mùa hè thây mạch thận, đó là thủy đến khắc hỏa; Mùa thu thấy mạch tâm, đó là hỏa đến khắc kim; Mùa đông thấy mạch tỳ, đó là thổ đến khắc thủy; Hơn nữa, các mạch tượng kể trên lại đều là mạch huyền tuyệt không có gốc, hoặc là mạch trầm sáp, đấy gọi là mạch tượng trái với bốn mùa. Nếu như mạch tượng của ngũ tạng không tương ứng với thời lệnh, mùa xuân hè chủ dương khí vượng mà lại thấy mạch trầm sáp, mùa thu đông chủ dương khí thâu tàng lại thây mạch tượng phù đại, đây cũng gọi là mạch trái nghịch bốn mùa. Mạch bệnh sốt phải là hồng đại nhưng lại xuất hiện mạch trầm tịnh; Mạch của bệnh tiêu chảy phải là mạch trầm tiểu nhưng lại xuất hiện mạch phù đại; Mạch của chứng mất máu phải là khâu hư nhưng lại xuất hiện mạch thực và hữu lực; Bênh tại lý thuộc nội thương đáng lẽ phải là mạch hư nhưng lại xuất hiện mạch thực và rắn chắc; Bệnh tại ngoại bệnh tà thịnh ở bên ngoài, chính khí đang khẩn trương chông đỡ đáng lẽ mạch phải đi thực và hữu lực nhưng lại xuất hiện mạch hư, đây đều là hiện tượng mạch và chứng trái nghịch lẫn nhau, đều thuộc về chứng nan y, bởi vì chính khí của người bệnh đã suy kiệt.

MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH
MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH

D- CHÚ THÍCH :

(1) Hình khí tương đắc: Chỉ hình thể và chính khí của con người đồng nhất với nhau, như khí thịnh hình thịnh, khí hư hình hư.
(2) . Sắc trạch dĩ phù: Màu sắc mượt mà tươi sáng chủ bệnh sắp lành. Chữ phù có nghĩa là tươi sáng.
(3) Sắc yểu bất trạch: Màu sắc tối sạm mà khô cằn, bệnh tình tiên lượng xấu.
(4) Huyền tuyệt Chi’: mạch tượng phù huyền vô căn, bổng nhiên đứt đoạn, đây đều là mạch không vị khí, hoặc như Thương hàn luận mô tả:“Mạch vi tế muôn tuyệt”.
(5) Vị hữu tạng hình : Ý nói chưa thấy mạch tượng của ngũ tạng đến đúng theo thời lệnh.

MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH
MẠCH KHÍ THUẬN NGHỊCH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.