Bé từ 1 đến 2 tháng tuổi
- Tiếp tục cho bú mẹ: Vì sức bú của bé ngày càng tăng, cần chú ý không để bé bú một bên vú lâu quá 15 phút. Trước khi cho bú, rửa tay sạch, lau khô, giữ da luôn sạch sẽ để tránh làm bẩn đầu vú. Ngoài ra cần phòng tránh bị nứt đầu vú, gây nhiễm trùng, sưng vú.
Vì lượng sữa bé cần bú nhiều hơn, lúc này khả năng tiết sữa có phần giảm, Nếu thể trọng bé tăng chậm, có thể nghĩ đến phương pháp cho bé bú thêm 1 hoặc 2 lần sữa bò. Thường vào buổi chiều từ 4 – 6 giờ thêm 1 lần sữa bò (100 – 120 ml). Cần tăng cường dinh dưỡng cho mẹ, ăn nhiều thêm món lỏng để tăng tiết sữa.
- Nuôi con bằng sữa bò: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khi nuôi bằng sữa bò, cần chú ý không nên cho bé bú quá nhiều, để tránh gây khó tiêu. Bé có thể trọng lúc mới sinh là 3 – 3, 5 kg, thì thông thường khi sau 1 tháng tuổi mỗi ngày có thể bú khoảng 700 ml sữa bò. Trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi cho bú khoảng 800 ml là vừa. Nếu cho bú 6 lần, mỗi lần khoảng 140 ml, đối với bé bú nhiều mỗi lần có thể cho bú 150 – 180 ml, nhưng tốt nhất không quá 150ml. Nếu bú hết 150 ml mà thấy bé vẫn khóc như chưa no, cổ thế cho bé bú khoảng 30 ml nước đường.
- Trẻ sơ sinh được 45 ngày tuổi cần cho bú thêm nước quả tươi, nước canh rau… đối với trẻ bị bón, dùng thêm nước qúa tươi, có thể làm phân mềm, dễ đi cầu.
- Thời gian cho dùng nước quả tốt nhất là vào lúc khát sau khi tắm, hay sau khi bú sữa xong. „
- Treo một số đồ chơi nhỏ, màu sắc đẹp hay có thể phát ra âm thanh ở giường của bé.
Mẹ cần thường xuyên “nói chuyện” với bé để bé sớm phát triển trí lực.
- Thường xuyên bế bé ra hoạt động ngoài trời, tắm nắng, để tránh bị còi xương.
- Tiêm chủng theo lịch.
Bé từ 2 đến 3 tháng tuổi
- Tiếp tục cho bú mẹ: Nếu sữa mẹ không đủ có thể thêm chế phẩm sữa thay thế, sữa bò tươi, sữa bột chuyên dùng cho bé, hay một số thức ăn bổ sung như sữa đậu nành, nước cơm… ăn thêm sau mỗi lần bú mẹ.
- Nuôi bằng phương pháp hỗn hợp: Tiếp tục cho thêm nước trái cây tươi, nước canh rau, dầu gan cá, và còn có thể thêm nước canh thịt, cháo. Có rất nhiều bé bú sữa bò rất mập, mẹ thấy con mình mập tròn thì rất mừng, cho rằng đó là tiêu chí của sức khỏe. Thực ra bé béo mập không có nghĩa là sức khỏe tốt, bé quá mập sẽ có lượng mỡ dư quá mức yêu cầu của cơ thể và như vậy để tiếp nhận lượng mỡ này tim sẽ phải làm việc quá mức, gan, thận cũng không được nghỉ ngơi nên gây mệt mỏi cho các cơ quan này.Để bé không bị quá mập, cần giữ lượng sữa bò cho bé bú khoảng,dưới 900ml mỗi ngày. Khi mỗi ngày cho bú 6 lần, mỗi lần không vượt quá 150ml.
- Chú ý tập cho bé, không nên lúc nào cũng muốn bé ngủ. Như vậy bé sẽ chậm biết ngóc đầu, chậm ngồi. Mỗi ngày nên bế bé lên, tăng thời gian bế bé khoảng hơn 2 tiếng, như vậy bé sẽ muốn đứng thẳng người lên, giúp tập luyện cơ bắp, cơ ngực, cơ bụng, khi bé hoạt động hai tay cũng là một cách tập luyện cơ cánh tay. Ngoài ra còn có thể tập thể dục cho bé vào lúc bụng trống, tập cho bé nằm sấp, ngóc đầu, mỗi ngày 1 đến 2 lần.
- Ngoại trừ khi thời tiết xấu, mùa đông, mưa gió, nên bế bé ra ngoài trời ngắm cảnh, tắm nắng.
- Khi bé 2 tháng, 3 tháng cần đưa bé đi chích ngừa theo lịch.
- Bé từ 3 đến 4 tháng tuổi
- Bé 3 tháng tuổi có thể cho bú 1 lần 150 – 200ml sữa. Khi cho bú sữa mẹ, nếu mẹ không đủ sữa có thể thêm chế phẩm sữa thay thế.
- Cần tiếp tục cho ăn thêm nước trái cây, nước canh rau, dầu gan cá. Dựa theo tình trạng thể trọng để tăng lượng thức ăn.
- Bé được 4 tháng tuổi có thể bỏ bớt cữ bú nửa đêm.
- Thời gian ngủ mỗi ngày 18 – 20 tiếng.
- Cần thường xuyên nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, cho bé nghe nhạc.
- Nén treo một vài món đồ chơi có màu sắc trên giường bé nằm, tập cho bé cách cầm nắm đồ chơi.
- Thời tiết tốt nên bế bé ra ngoài thay đổi không khí, tắm nắng.
- Mỗi ngày xi cho bé đi cầu theo giờ, tạo thói quen đi cầu có giờ giấc.
- Tiêm chủng theo lịch.
Bé từ 4 đến 5 tháng tuổi
- Cho dù bé được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa bò đều phải cho bé ăn dặm thêm bột, cháo, nước quả, rau, lòng đỏ trứng, cá, đậu hũ…
- Thời gian ngủ mỗi ngày cần từ 16 – 18 tiếng.
- Khi nằm sấp trên giường tập cho bé ngóc đầu nâng người dậy.
- Tập cho bé lẫy.
- Tập cho bé với bắt những vật thể treo.
- Để bé có nhiều cơ hội được nhìn thấy người và vật.
- Chọn cho bé những đồ chơi có thể lắc động khi để trên bàn tay.
- Tiêm chủng theo lịch.
Thức ăn dặm cho bé: ở tuổi này cho dù bé được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa bò đều cần phải ăn dặm, điều này có hai ý nghĩa, một là bổ sung dinh dưỡng, hai là chuẩn bị nửa đầu cho việc dứt sữa.
Lượng sắt trong sữa mẹ và sữa bò đều thấp, sắt trong sữa bò không dễ hấp thu như trong sữa mẹ, nếu bé chỉ dùng sữa là thức ăn chính. Muốn cung cấp đủ sắt cho bé cần cho ăn thêm những thức ăn giàu sắt như lòng đỏ trứng, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé thường đến 4 tháng tuổi là đã dùng hết. Vì vậy, từ tháng thứ 4 cần bắt đầu cho ăn lòng đỏ trứng, cách cho ăn là luộc chín nguyên trứng, bóc lấy lòng đỏ, quện vào nước hay nước cơm thành dạng hồ, tốt nhất thêm một ít muối hoặc đường, cho bé ăn bằng muỗng nhỏ, bắt đầu với 1/4 lòng đỏ trứng, từ từ khi bé thích ứng mới tăng lên quá hoặc 1 trứng.
Bé 5 tháng tuổi bắt đầu vào thời kỳ nửa đầu dứt sữa, lúc này ngoài lòng đỏ trứng cần thêm những thức ăn như cháo, rau nhuyễn, trái cây nhuyễn…những thức ăn này nên cho bé ăn từ lượng ít đến nhiều, từ 1 loại đến nhiều loại. Cách làm cụ thể là khi thêm một loại thức ăn mới, sau 3 -4 ngày, hoặc một tuần thấy bé tiêu hóa bình thường mới thêm loại thứ hai. ở tuổi này có thể cho bé ăn một bữa bột, cháo thay một cữ sữa. Lòng đỏ trứng, rau, có thể cho ăn cùng bột, cháo, để tăng khẩu vị cho bé. Dụng cụ cho ăn cần dùng chén, dĩa, muỗng thay cho bình sữa để bé thích ứng từ từ với cách ăn sau khi dứt sữa. Chọn loại rau có màu xanh đậm hoặc rau có màu vàng đậm cho bé ăn, vì những loại rau này có nhiều caroten, như rau pó xôi, củ cà rốt… Trái cây có thể cho bé ăn như chuối, táo, nấu chín hay dùng muỗng múc ăn sống.
Mục đích của việc dứt sữa nửa đầu là chủ yếu tập cho bé từ từ có thói quen ăn những thức ăn ngoài sữa, để bé thưởng thức những mùi vị mới, như khi người lớn đang ăn, bé biểu lộ thích ăn thì nên cho bé nếm thử thức ăn mà bé có thể ăn được.
Bé từ 5 đến 6 tháng tuổi
- Dù bé bú mẹ hay bú sữa bò đều cần cho bé ăn dặm, cơm nhão, bột, lòng đỏ trứng, rau xanh, trái cây…để tăng cường bổ sung dinh dưỡng, bé được nếm nhiều loại mùi vị.
- Tập cho bé khi nằm sấp biết chống tay nâng ngực lên.
- Để bé có nhiều dịp nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, chọn đồ chơi có thể cầm trong tay và lắc phát ra âm thanh.
- Thời gian ngủ mỗi ngày 16 – 18 tiếng.
- Chọn quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu mềm, có tính hút nước mạnh, thoáng, kiểu dáng đơn giản, dễ cởi, mặc, áo bên trong có thể mặc loại cổ choàng.
- Chích ngừa theo lịch.
Bé từ 6 đến 7 tháng tuổi
- Tiếp tục cho ăn dặm, lượng thức ăn thêm tùy thuộc vào tình trạng phát triển thể trọng của bé.
- Sau khi dậy tập cho bé thói quen đi tiêu.
- Chơi những trò chơi đơn giản, như ngườilớn đi trốn sau cửa, hoặc trốn sau lưng người khác, đột nhiên xuất hiện, trò chơi này có thể làm trẻ cười vui thích thú.
- Chọn đồ chơi cử động có thể cầm được trong tay bé, chuông lắc, hộp nhỏ, hay cái chén nhỏ.
- Mỗi ngày nên có thời gian nhất định để bé nghe nhạc, dần dần để bé cử động tay chân theo điệu nhạc.
- Để đồ chơi ở những vị trí khác nhau bên cạnh bé, để bé tập lấy đồ chơi, tập xoay lật người, cha mẹ có thể giữ tay cho bé.
- Khi bé phát âm, cha mẹ nên nói chuyện với bé, để thúc đẩy việc phát âm của bé.
- Mỗi ngày giờ ngủ đảm bảo 16 – 18 giờ.
- Cần biết thời gian bé đi tiểu tiện đại tiện trong ngày, Khi bé có biểu hiện này cần cho bé ngồi bô ngay.
- Chích ngừa theo lịch.
Bé từ 7 đến 8 tháng tuổi
- Tăng lượng thức ăn cho bé tùy theo tình trạng thể trọng mỗi tháng, thức ăn dặm có thể ăn thêm như bánh bao, mì, những đồ ăn cứng hơn để kích thích mọc răng.
- Để những đồ chơi màu sắc đẹp quanh tầm nhìn của bé, bồi dưỡng khả năng quan sát cho bé. Cho bé nghe những âm thanh khác nhau để phát triển thính lực.
- Khi bé nằm sấp, bố mẹ lấy đồ chơi, kích thích bé tập bò đến lấy đồ chơi, nhưng khi bé không biết bò lên phía trước, người lớn có thể dùng tay làm bàn đạp cho chân của bé giúp bé lấy đà bò lên.
- Bô” mẹ lặp lại nhiều lần những tên quen thuộc- thường ngày để bé tập bắt chước phát ám. Khi nói chuyện nên liên hệ giữa tên của đồ vật và động tác, để bé hiểu được. Người Lớn nên phát âm chuẩn, dùng từ đơn giản chính xác.
- Tùy mỗi trẻ số giấc ngủ ban ngày từ 2 – 3 lần, mỗi ngày thời gian ngủ từ 16 – 18 tiếng, cần giảm thời gian ngủ ban ngày, tăng thời gian ngủ buổi tối.
Bé từ 8 đến 9 tháng tuổi
- Tăng lượng thức ăn tùy vào tình trạng thể trọng của bé. Ngoài việc cho bé ăn thêm thức ăn dặm, cần cho bé ăn thêm một số thức ăn cứng hơn như bánh qui, bánh bao, bánh mì để tập nhai cắn thức ăn, có tác dụng ma sát giúp tăng nhanh chóng mọc ra.
- Gợi ý, kích.thích bé tập bò, bố mẹ có thể đặt tay làm bàn đạp để bé đạp lên bò đi phía trước.
- Người lớn tập cho bé biết phân biệt, hiểu được giọng điệu nhẹ nhàng biểu hiện sự cổ vũ khuyến khích, giọng điệu nghiêm khắc biểu hiện sự cấm chỉ.
- Khuyến khích bé lấy đồ chơi, đồ ăn ở xung quanh, để một số đồ chơi nhỏ, giấy màu, đồ vật.. để bé tập bò đi lấy.
- Thường xuyên nhắc nhở, luyện tập cho bé biết tập trung chú ý.
- Tập cho bé làm một số động tác theo lời yêu cầu bằng cách chơi trò chơi như khi nói “tạm biệt”, yêu cầu bé vẫy tay.
- Người lớn giúp bé hoặc để bé vịn thành giường đứng lên; dạy bé bắt chước người lớn vỗ tay, có thể làm động tác có kèm nhạc.
- Rút ngắn thời gian ngủ ngày, tăng thời gian ngủ đêm, mỗi ngày ngủ 16 – 18 tiếng.
- Bé lớn dần, số lần ngủ ban ngày càng giảm bớt, ban ngày ngủ khoảng 3 lần, mỗi lần 1 -2 tiếng. Chủ yếu tập cho bé ngay từ nhỏ có thói quen ngủ đúng giờ, dễ ngủ. Sớm tập cho bé khi thức hoạt động sau 2 tiếng thì thấy mệt mà tự muốn đi ngủ, không cần bế ẵm ru ngủ hoặc phải du đưa vừa đi vừa hát mới chịu ngủ, vì nếu mỗi lần ngủ phải ru như vậy thì sẽ tập cho bé có thói quen không tốt và mỗi lần ngủ dễ giật mình, ngủ không ngon giấc. Thời gian ngủ trong một ngày khoảng 16 tiếng cho bé 8 – 9 tháng tuổi. Không những cần bảo đảm bé ngủ đủ giờ mà còn bảo đảm chất lượng giấc ngủ. Thói quen tốt là ngủ đúng giờ, thức đúng giờ, biết tự mình ngủ, ngủ ngon. Như vậy tinh thần bé sẽ thoải mái vui vẻ.
Bé từ 9 đến 10 tháng tuổi
- Chú ý cho bé ăn thêm nhiều loại đồ ăn, như mì, cháo, bánh qui, bánh bao, rau, đậu, trứng, cá, gan, thịt nạc…
- Dạy bé một số động tác đơn giản như vỗ tay, vẫy tay, gật đầu…
- Giúp bé tập từ vị trí ngồi đứng lên, bò, đạp, đặc biệt là kích thích bé tập bò tích cực, dùng đồ chơi để dụ bé, cổ vũ bé mỗi khi làm thành công một động tác.
- Người lớn thường xuyên lặp lại nhiều lần tên gọi những đồ vật xung quanh giúp bé phát âm và hiểu ý nghĩa.
- Tăng cường giải nghĩa cho bé, thúc đẩy bé dùng ngôn ngữ và động tác để trả lời câu hỏi của người lớn.
- Tiêm chủng .
- Giúp bé tập bò đi. Sự phát triển của bé cần qua các giai đoạn ngóc đầu, lật, bò, ngồi, đứng, trong đó bò là giai đoạn quan trọng. Bò là một động tác toàn thân, giúp bé luyện tập phần ngực, bụng, thắt lưng, tứ chi, các tổ chức cơ bắp, giúp cơ rắn chắc, đầy đặn. Bò giúp bé tăng cường chức năng của các hệ thống hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn máu.-CÓ lợi cho sức khỏe của bé.
Khi bé 8 – 9 tháng tuổi, cần để bé tập bò mỗi ngày vài lần, có thể dùng đồ chơi nhiều màu sắc để hấp dẫn bé, tạo cho bé hứng thú tập bò.
- Không nên dạy bé bằng tiếng ” trẻ con”.
Bước phát triển trí lực đầu tiên của bé là ngôn ngữ, có cơ sở ngôn ngữ, bé mới hiểu được sự vật, cơ sở ngôn ngữ càng tốt, khả năng lý giải và tiếp nhận sự vật càng cao. Phát triển ngôn ngữ bao gồm phát âm,_ từ ngữ và ứng dụng từ ngữ… Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều phụ huynh có thói quen dùng tiếng “trẻ con” dạy cho bé, như xe hơi gọi thành “ bim bim”, chó gọi thành “gâu gâu”, khi nghe thì có thể hiểu những cách dạy này không tốt, vì cách này giống như bắt bé phải học hai bộ từ ngữ, tạo thêm khó khăn không cần thiết cho bé, hơn nữa bé sẽ không sớm phân biệt được sự liên quan giữa từ ngữ và sự vật. Phương pháp đúng là, từ nhỏ khi bắt đầu học nói, dạy bé phát âm chuẩn và dùng từ hoàn chỉnh, đồng thời giúp-bé ghi nhớ thúc đẩy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.
Bé từ 10 đến 11 tháng tuổi
- Cho bé ăn thêm những thức ẩn có tính giòn như bánh qui, bé đã có 4 – 6 cái răng, sức nhai cũng đã khá hơn.
- Khi bé quan sát một vật mà bé thích, người lớn nên đứng bên cạnh giải thích thêm cho bé.
- Giúp bé từ chỗ vịn đứng đến chỗ tập bước đi, để bé dựa lưng hay ngực vào thành giường để dứng lên, hoặc dựa lưng vào tường dứng trong giây lát, người lớn đứng bên cạnh xem chừng. Khi bé vịn thành giường đứng lên, người lớn có thể dùng đồ chơi dụ bé để bé tập đi lại.
- Dạy bé làm một sô’ động tác dơn giản, như vỗ tay, gật đầu.
- Dạy bé trả lời bằng động tác đối với mộtsố từ đơn giản, như “tạm biệt” biết vẫy tay, nói “vui thích” biết vỗ tay, nói “cám ơn” biết gật đầu.
- Không nên dùng bình sữa trong thời gian dài, vì có thể gây biến dạng miệng, ổnh huởng đến sự mọc răng, mèn tập thói quen dùng ly uổng nước.
- Chọn cho bé đồ chơi biết cử động.
- Thời gian ngủ mỗi ngày từ 14 – 15 tiếng. Giờ ngủ ngày nên giảm, cố gắng lợi dụng thời gian thức của bé để bé chơi, chăm sóc nuôi dạy bé.
Bé từ 11 đến 12 tháng tuổi
- Tiếp tục cho bé ăn thêm đồ ăn dặm cùng với việc cho bú sữa như ăn cháo, cơm nhão, mì, bánh bao, rau thái nhỏ, thịt thái nhỏ, chế phẩm đậu…
- Chọn thời điểm mùa xuân hay mùa thu từ từ dứt sữa cho bé, giảm số lần và lượng sữa cho bú, chuẩn bị cho dứt sữa hoàn toàn.
- Thời gian ngủ mỗi ngày từ 14 – 15 tiếng.
- Để bé tập các dộng tác ngồi, đứng, chạy.
- Dạy bé khi gặp bố mẹ biết gọi “ba” “ mẹ”.
- Tập cho bé chỉ các bộ phận cơ thể, ví dụ người ta nói mũi, bé biết chỉ lên mũi.
- Dạy bé biết cầm chén ăn cơm, ly uống nước.
- Chọn đồ chơi có âm thanh và cử động được cho bé.