Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh có rối loạn thông khí tắc nghẽn không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.
Yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá, thuốc lào
Là nguyên nhân chính của bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khoảng 15% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 80- 90% các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có hút thuốc.
Các yếu tố khác
Ô nhiễm môi trường:
Tiếp xúc với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói); ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà (khói bếp do đun củi, rơm, than…).
Nhiễm trùng đường hô hấp:
Nhiễm vi rút, đặc biệt vi rút hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển.
Yếu tố cá thể:
Tăng tính phản ứng của phế quản: là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, gặp ở 8- 14% người bình thường.
Thiếua1- antitrypsine: là yếu tố di truyền gây Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Tuổi: Tỷ lệ bệnh gặp cao hơn ở người già.
LÂM SÀNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Bệnh nhân tuổi thường có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm…
Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở:
Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc không. Đặc điểm ho khạc kéo dài của VPQMT: đa số các ngày trong tuần, 3 tuần/ tháng, 3 tháng/ năm và liên tiếp trong vòng 2 năm trở lên.
Đờm: nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu vàng.
Khó thở: khi gắng sức, xuất hiện dần dần, cùng với ho hoặc sau đó một thời gian; giai đoạn muộn có khó thở liên tục.
Típ A: Khó thở nhiều, nguời gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít
Típ B: thiếu oxy máu và tăng carbonique nhiều, khó thở ít
Khám lâm sàng:
Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức
Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
Có sử dụng cơ bụng khi thở ra? Thở nghịch thường.
Đường kính trước, sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng)
Dấu hiệu Campbell: khí quản đi xuống ở thì hít vào.
Dấu hiệu Hoover: giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào.
Gõ: vang nhất là ở giãn phế nang
Nghe: tiếng tim mờ nhỏ, rì rào phế nang giảm, ran rít và ngáy. Trường hợp có bộ nhiễm có thể thấy có ran ẩm, ran nổ.
Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi:
Mắt lồi như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp.
Tim nhịp nhanh, có thể có loạn nhịp hoàn toàn.
T2 đanh mạnh, tiếng click tống máu, rung tâm thu ở ổ van động mạch phổi, ngựa phi phải tiền tâm thu.
Dấu hiệu Carvallo: thổi tâm thu ở dọc theo bờ trái xương ức tăng lên ở thì hít vào.
Tĩnh mạch cổ nổi đập theo nhịp tim, gan to đập theo nhịp tim, đau vùng gan, tăng khi làm việc, gắng sức. Đau hạ sườn phải sau lan ra sau lưng.
Phù chân và cổ chướng
CẬN LÂM SÀNG
X quang phổi thường
Ở giai đoạn đầu đa số bình thường
Tăng đậm các nhánh phế huyết quản, “phổi bẩn”
Các dấu hiệu của giãn phế nang:
Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng truớc và sau tim, vòm hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang
Các mạch máu ngoại vi thưa thớt, bóng khí
Cung động mạch phổi nổi
Tim không to hoặc hơi to.Giai đoạn cuối: Tim to toàn bộ
Điện tâm đồ
Có thể bình thường, ngay ở một số ca bệnh nặng. Giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của dày thất phải, nhĩ phải:
P phế ở DII, DIII, aVF: P cao >2,5 mm, nhọn, đối xứng.
Tiêu chuẩn dày thất phải của TCYTTG: ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:
Trục phải > 1100
R/S ở V5, V6<1
Sóng S chiếm ưu thế ở DIhoặc bloc nhánh phải không hoàn toàn.
P > 2mm ở DII
T đảo ngược ở V1tới V4hoặc V2và V3
Chức năng hô hấp
Rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi hoàn toàn vớinghiệm pháp giãn phế quản với 400mg salbutamol hoặc 80mg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm, 30 phút sau đo lại, vẫn thấy chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) <70% hoặc chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC) <70%.Đây là tiêu chuẩn chẩn đóan quan trọng nhất.
Khí máu: PaO2 giảm, PaCO2 tăng ở thể nặng. Cần làm khí máu khi FEV1<40%.
CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Chẩn đoán xác định
Dựa vào đo chức năng thông khí bằng hô hấp kế thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn.
Chẩn đoán phân biệt
Lao phổi
Hen phế quản (bảng 1)
Bảng 1: Chẩn đoán phân biệt Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với hen phế quản
HEN |
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính |
Thường bắt đầu khi còn nhỏ. Các triệu chứng thay đổi từng ngày. Các triệu chứng ho, khó thở thường xuất hiện vào ban đêm/sáng sớm. Tiền sử dị ứng, viêm khớp, và/hoặc eczema, chàm. Tiền sử gia đình có hen. Tắc nghẽn thông khí có khả năng phục hồi. Hiếm khi có biến chứng tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn |
Thường ở tuổi trung niên. Các triệu chứng tiến triển chậm. Có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào lâu dài. Khó thở khi gắng sức. Tắc nghẽn thông khí nhiều, không phục hồi hoàn toàn. Biến chứng tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn thường xảy ra ở giai đoạn cuối |
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Tránh lạnh, bụi, khói…
Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
Liều lượng và đường dùng của các thuốc thường dùng trong điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Bảng Các thuốc giãn phế quản và corticoid
Thuốc |
Dạng hít (mg) |
Khí dung (mg) |
Uống (mg) |
Tiêm (mg) |
Thời gian tác dụng (h) |
|
Cường beta 2 tác dụng ngắn |
||||||
Fenoterol |
100-200 (MDI) |
1 |
0,05% (Xirô) |
|
4-6 |
|
Salbutamol |
100 (MDI) |
5 |
5 (viên) |
0,1, 0,5 |
4-6 |
|
Terbutaline |
250, 500 (DPI) |
5 |
2,5; 5 (viên) |
0,2; 0,25 |
4-6 |
|
Cường beta 2 tác dụng kéo dài |
||||||
Formoterol |
4,5 (DPI) |
|
|
|
12+ |
|
Salmeterol |
25 (MDI ) |
|
|
|
12+ |
|
Kháng cholinergic |
||||||
Ipratropium bromide |
20, 40 (MDI) |
0,25 – 0,5 |
|
|
6-8 |
|
Tiotropium |
18 (DPI) |
|
|
|
24+ |
|
Kết hợp cường beta 2 tác dụng ngắn và kháng cholinergic |
||||||
Fenoterol/ Ipratropium |
50/20 (MDI) |
0,5/ 0,25 (ml) |
|
|
6-8 |
|
Salbutamol/ Ipratropium |
100/20 (MDI) |
2.5/0.5 (2.5ml) |
|
|
6-8 |
|
Nhóm Methylxanthine |
||||||
Aminophylline |
|
|
200-300 (viên) |
250 mg |
Thay đổi, tới 24 h đối với dạng phóng thích chậm |
|
Theophylline (SR) |
|
|
100-300 (viên) |
|
||
Glucocorticosteroids dạng hít |
||||||
Beclomethasone |
100, 250 (MDI) |
0,2 – 0,4 |
|
|
|
|
Budesonide |
100, 200 |
0,5 |
|
|
|
|
Fluticasone |
50-250 |
0,5 |
|
|
|
|
Kết hợp cường beta 2 tác dụng kéo dài và Glucocoticosteroids |
||||||
Formoterol/ Budesonide |
4,5/160 (DPI) |
|
|
|
|
|
Salmeterol/ Fluticasone |
25/50, 125, 250 (MDI) |
|
|
|
|
|
Glucocorticosteroids đường toàn thân |
||||||
Prednisone Methylprednisolone |
|
|
5-20 mg 4; 16 mg |
40 mg |
|
|
Ghi chú: MDI: bình xịt định liều. DPI: bột khô
Điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo giai đoạn bệnh
Bảng Điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn 0: Có nguy cơ |
Giai đoạn I: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ: |
Giai đoạn II: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình |
Giai đoạn III: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng |
Giai đoạn IV: BPTNMTrấtnặng |
|
Đo chức năng hô hấp bình thường. Có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm). |
FEV1/FVC < 70%, FEV1³80% trị số lý thuyết. Có hoặc không có triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở) |
FEV1/FVC <70% 50%£FEV1< 80% trị số lý thuyết. Có hoặc không có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở) |
FEV1/FVC <70% 30%£FEV1< 50% trị số lý thuyết. Thường có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở) |
FEV1/FVC < 70% FEV1< 30% trị số lý thuyết hoặc có dấu hiệu lâm sàng của suy hô hấp hoặc suy tim phải. |
|
Tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, bụi, hoá chất. Giáo dục về bệnh và cách theo dõi điều trị, tiêm phòng vaccine cúm 1 lần/năm. |
|||||
Dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn khi cần thiết (salbutamol, terbutaline, ipratropium hoặc theophyllin) |
|||||
Dùng thường xuyên thuốc GPQ tác dụng kéo dài nếu có. Phục hồi chức năng hô hấp. |
|||||
Hít corticoid nếu các triệu chứng và chức năng hô hấp cải thiện đáng kể khi dùng thuốc này hoặc có các đợt cấp tái phát³3 lần/ 3 năm. |
|||||
Điều trị oxy dài hạn tại nhà nếu có suy hô hấp mạn tínhnặng. Xét điều trị phẫu thuật |
|||||
|
|
|
|
|
|