Cách đây 770 năm trước Công nguyên, do y học cổ truyền đã phát triển cho nên đã biết phân loại trong chấn thương, hơn nữa con người đã biết sử dụng kim khí cho nên khi các loại kim khí này gây rách da – cơ thì gọi là kim thương.
Sau này do các nguyên nhân gây ra vết thương có rất nhiều, ngoài kim khí ra còn nhiều loại sắc nhọn khác gây nên, cho nên người xưa đặt tên chung là sang thương.
Sang thương là chỉ các tổn thương rách đứt da, cơ, mạch máu… có thể to nhỏ hoặc sâu nông tuỳ thuộc vào lực và vật rắn sắc nhọn trực tiếp gây nên.
Đặc điểm tổn thương của vết thương
Y học cổ truyền rất coi trọng tới tổn thương tại chỗ, được miêu tả theo âm dương, khí huyết như sau:
STT |
Đặc điểm vết thương |
Dương – khí |
Âm – huyết |
1 |
Đau nhiều |
|
– |
2 |
Chảy máu |
– |
|
3 |
Sưng không đỏ |
|
– |
4 |
Sưng có đỏ |
– |
|
5 |
Thâm nát |
|
– |
6 |
Sưng không thoát mủ |
(khí hư) |
– |
7 |
Vết thương chảy nước vàng |
– |
(huyết hư) |
8 |
Vết thương không liền hoặc không thu miệng |
(dương hư) |
(dương hư) |
9 |
Vết thương thâm nát |
(kiệt) |
(kiệt) |
Sự liên quan giữa vết thương với tạng phủ, khí huyết
Theo quan điểm của y học cổ truyền: vết thương mau lành hay không còn tuỳ thuộc chính khí của cơ thể cụ thể là
Khí: biểu hiện về đau, thoát mủ, vết thương sạch. Do vậy, nếu khí hư thì vết thương đau liên tục âm ỉ, không thoát mủ, bẩn; nếu khí chưa hư thì vết thương đau ít, mủ thoát dễ dàng, vết thương tươi sạch.
Huyết: biểu hiện về sưng nóng, đỏ và liền vết thương. Nếu huyết ứ, huyết hư đều gây chảy máu, chảy nước vàng ở vùng tổn thương; nếu huyết không hư thì nơi tổn thương được nuôi dưỡng tốt cho nên vết thương chóng liền.
Tỳ: tỳ liên quan tới cơ nhục, nhiếp huyết và sinh khí huyết của hậu thiên. Trăm bệnh đều do tỳ gây nên và ngược lại tỳ ảnh hưởng trở lại tới trăm bệnh. Do vậy, nếu tỳ tốt thì vết thương chóng lành, ít chảy máu, dễ thoát mủ.
Can: can tàng huyết, can chủ cân; nếu can tốt thì vết thương lành không ảnh hưởng tới vận động.
Tâm: chủ thần minh, tâm tốt thì huyết đầy đủ, giấc ngủ lành, người bệnh có nghị lực chịu khó tập luyện không để lại di chứng.
Thận: chủ cốt tuỷ, thận tốt thì vết thương không ảnh hưởng tới xương.
Như vậy vết thương phần mềm không những cần chú ý tới tổn thương tại chỗ mà phải chú ý tới toàn thân, phải biện chứng chính xác giữa triệu chứng tại chỗ và toàn thân mới có pháp điều trị tốt, bệnh sẽ chóng khỏi.
Trong điều trị vết thương phầm mềm phải kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, chủ yếu là cần tiêm phòng uốn ván hoặc ATT. Người xưa có dùng rau muống sống 120g hòa với nước sôi 25ml gạn lấy nước uống nhưng chưa được chứng minh chắc chắn chữa được nên vẫn chú ý vết thương mạch máu lớn và dây thần kinh để khâu cầm máu và nối thần kinh.
Điều trị
Thuốc dùng ngoài
Thuốc cầm máu phòng nhiễm trùng
Bài 1: Vôi tôi (vôi ăn trầu)
Bồ hóng bếp (ô long vĩ)
Liều bằng nhau, luyện thành thỏi hoặc miếng đắp vào vết thương kể cả đỉa cắn cũng cầm máu.
Bài 2: Lá mần tưới (hoặc lá chó đẻ răng cưa)
Bột đại hoàng
Giã nát lá mần tưới hoà với nước tiểu trẻ em (đồng tiện) vừa đủ gạn lấy nước hòa với bột đại hoàng vừa đủ đắp vào vết thương.
Bài 3: Lá trầu không
Lá kim ngân
Liều bằng nhau giã nát đắp vào vết thương
Bài 4: Nõn chuối tiêu lùn, lấy cây non cao 60cm, bỏ bẹ cắt từng khúc giã nát đắp.
Bài 5: Mốc cây cau (phấn cau) 40g Ô long vĩ 20g
Trộn đều dùng dần, đắp rắc vào vết thương.
Bài 6: Tử kim đan
Tử kim đồng (giáng hương) |
200g |
Huyết kiệt |
40g |
Nhũ hương |
40g |
Ngũ bội tử |
40g |
Một dược |
40g |
Băng phiến |
1g |
Các vị thuốc tán nhỏ trộn đều cùng với băng phiến, cho vào lọ nút thật kín để dùng dần, để càng lâu càng tốt.
Bài 7: Hạt nhãn (sao) |
|
40g |
Băng phiến |
|
8g |
Tán nhỏ các vị, trộn đều, đựng trong lọ đậy kín dùng dần.
Thuốc rửa vết thương
Dùng cho các vết thương bẩn hoặc loét, nát có mủ hoặc nước vàng.
Bài 1: Lá trầu không 40g
Nước lã 1 lít
Đun sôi nước với là trầu không 15 phút, để nguội lấy nước trong hòa với bột phèn phi, dùng rửa vết thương, chỉ dùng trong 3 ngày.
Bài 2: Sài đất 1 phần Tô mộc 1 phần
Bồ công anh 1 phần Nước 600ml
Đun sôi trong 2 giờ còn 250ml gạn nước cho vào chai dùng dần, trong ngày có thể đắp gạc.
Bài 3: Trầu không 200g Phèn phi 20g
Bồ công anh 200g Nước 2 lít
Đun sôi 2 lít nước với trầu không, bồ công anh còn 250ml rồi rửa vết thương.
Bài 4: Cam thông tiễn
Cam thảo |
|
1 phần |
Hành tươi |
|
1 phần |
Hai thứ đun sôi để nguội, rửa vết thương.
Bài 5: Tứ hoàng
Đại hoàng 8g Hoàng liên 12g Hoàng bá 12g Hoàng cầm 12g
Nấu cao đắp hoặc nước sắc để rửa
Thuốc làm sạch vết thương
Dùng cho các vết thương loét, nát, chảy nước vàng, lâu liền, lâu thành sẹo và da non.
Bài 1: Lá mỏ quạ (thiên chu sa)
Cách làm: lấy lá bỏ cuộng, rửa sạch (có thể rửa thuốc tím 1/1000) để ráo nước, giã nát đắp vào vết thương, đắp hàng ngày khi vết thương sạch có lên da non thì thôi. Có thể nấu thành cao dùng dần nhưng không hiệu quả bằng lá tươi.
Bài 2: Cao giải phóng
Mủ cây chai |
1 phần |
Dầu lạc |
1 phần |
Đun dầu lạc với mủ cây chai, khi nào mủ cây chai chảy ra thì quấy đều đến khi thành hỗn hợp đồng đều rồi phết lên miếng vải để khô, khi sử dụng dán cao lên vết thương đã rửa sạch.
Tác dụng: hút mủ xanh, làm sạch tổ chức hoại tử, làm vết thương chóng khô và sạch nhất là đối với trực trùng mủ xanh, dễ lên da non.
Bài 3: Len-tơ-uyn (còn gọi là cây đuôi phượng, dây sống rắn, dây leo dọc bờ rào hoặc cây cổ thụ ven suối): lấy 1kg, bỏ lá cạo hết rễ, rửa sạch len-tơ-uyn, băm nhỏ. Lấy 3 lít nước đun sôi 3 giờ, lọc qua khăn vải, lấy nước sắc cô lại còn 700ml để vừa rửa vừa đắp, dùng gạc thấm nước len-tơ-uyn đắp lên vết thương, sau đó băng lại, cách 2-3 ngày thay băng 1 lần.
Dùng cho vết thương rộng như bỏng.
Tác dụng không mong muốn: xót, gây phản ứng sưng đỏ.
Bài 4: Lá sắn thuyền (sắn xâm thuyền nhân dân dùng vỏ cây để sạm thuyền, có nơi dùng lá).
Dùng 2 cách:
Dạng đắp tươi: làm hết mủ vết thương, tổ chức hạt mọc nhanh, da non lên dần vào ngày thứ 2.
Dạng bột: vết thương sạch, khô, không chảy nước nhưng không tốt bằng dạng tươi.
Bài 5: Lá vông nem
Bột lá vông nem rắc vào vết thương mủ hết nhanh và sạch, đỡ đau, dễ chịu, chóng khỏi.
Thuốc làm liền vết thương
Vết thương bị loét sâu, sau khi rửa sạch thì đắp loại thuốc làm đầy vết thương để tổ chức hạt mọc nhanh và đầy.
Bài 1: Lá mỏ quạ tươi
Lá bòng bong
Lượng bằng nhau, bỏ cuộng, rửa sạch, giã nát, sau khi rửa sạch vết thương thì đắp thuốc, sau đó băng lại, ngày thay băng 1 lần.
Bài 2: Lá sắn thuyền
Bỏ cuộng, rửa sạch, giã nát, đắp ngày 1 lần, thuốc làm sạch vết thương và lên da non nhanh.
Thuốc làm chóng lên da non hoặc sẹo
Bài 1: Bảo sinh cơ
Thạch cao |
30g |
|
Xích thạch |
|
30g |
|
Khinh phấn |
30g |
|
Nhũ hương |
|
12g |
|
Hồng đơn |
12g |
|
Một dược |
|
12g |
|
Long cốt |
12g |
|
|
|
|
|
Giã thành bột mịn, sau khi rửa sạch vết thương thì rắc thuốc, nếu khô thì rắc 1 lần.
Bài 2: Can khương sinh cơ tán
Can khương 40g
Nghiền nhỏ mịn, rắc vào vết thương thích hợp với vết thương có tính chất hàn.
Thuốc làm tan thịt thối, thu miệng lên da non
Bài 1: Cửu nhật tán
Hồng đơn |
|
4g (1 phần) |
Thạch cao |
|
36g (9 phần) |
Tán thành bột mịn rắc vào vết thương.
Bài 2: Lá mỏ quạ
Lá bòng bong
Lá nọc sởi
Lượng bằng nhau, giã nhỏ, sau khi rửa sạch vết thương thì đắp thuốc vào, đắp đến khi nào kín vết thương thì thôi.
Bài 3: Lá mỏ quạ
Lá bòng bong
Hàn the
Lượng bằng nhau, giã nát đắp vào vết thương ngày 1 lần sau khi đã rửa sạch vết thương, đắp đến khi nào vết thương đầy kín và lên da non thì thôi. Không những có thể dùng cho vết thương lâu liền, sâu rộng, khó đầy… mà dùng cho cả vết thương sẹo lồi không lên da non.
Vết thương lâu liền, không lên da non, sẹo lồi, rỉ nước vàng
Bài 1: Phấn cau (sao khô) 20g Phấn cây chè 16g
Ô long vĩ 8g
Phèn phi 4g
Các vị tán nhỏ, rây kỹ, đậy kín, đựng trong lọ dùng dần; sau khi rửa sạch vết thương rắc thuốc vào, chỉ rắc 1 lần bột sẽ thành vẩy, khoảng 5-7 ngày sau bong vẩy và khỏi.
Bài 2: |
Phèn phi |
55g |
|
Bột hoàng đằng |
20g |
|
Bột bằng sa |
55g |
|
Hoạt thạch |
250g |
Tán nhỏ, rây kỹ, đựng vào lọ dùng dần, khi dùng phải rửa vết thương và rắc bột.
Bài 3: Sáp ong 1 phần Nhựa thông 3 phần
Lòng đỏ trứng gà 3 phần
Đun sôi, quấy đều thành hỗn hợp, sau đó quết vào vải đắp lên vết thương đã rửa sạch, ngày đắp 1 lần.
Bài 4: Mủ cây mù u (đã sản xuất thành kem balsino) dùng điều trị vết thương lâu liền, viêm tuỷ xương và vết thương mới khỏi. Thuốc này có tác dụng giảm đau.
Thuốc uống
Ngoài việc chú ý điều trị tại chỗ thì cần chú ý toàn thân, nhiều trường hợp sức đề kháng của người bệnh tốt chỉ cần điều trị tại chỗ. Để đạt kết quả điều trị tốt chúng ta phải dựa vào đặc tính của vết thương và sự hư thịnh của tạng phủ, khí và huyết, tân dịch để điều trị.
Vết thương thể huyết ứ (không nhiễm trùng)
Pháp điều trị: hoạt huyết thanh nhiệt, lương huyết, hành khí, sinh cơ.
Phương:
Đại hoàng |
8g |
Hồng hoa |
10g |
Phác tiêu |
6g |
Mộc thông |
8g |
Chỉ xác |
6g |
Tô mộc |
10g |
Hậu phác |
6g |
Trần bì |
6g |
Đương quy |
10g |
Cam thảo |
4g |
Vết thương thể nhiệt độc (nhiễm trùng thời kỳ đầu)
Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lương huyết, hành khí, sinh cơ.
Phương:
Bạch chỉ |
6g |
|
Sinh địa |
12g |
|
|
Đương quy |
10g |
|
Đan bì |
12g |
|
|
Xích thược |
10g |
|
Xuyên khung |
12g |
|
|
Nhũ hương |
6g |
|
Một dược |
10g |
|
|
Bạch truật |
12g |
|
Cam thảo |
6g |
|
|
Có thể sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Vết thương thể thấp nhiệt
Triệu chứng: vết thương lâu liền, chảy mủ hoặc nước vàng.
Pháp điều trị: thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, bài mủ, hoạt huyết, sinh cơ.
Bài thuốc: Thác lý bài nùng thang
Đảng sâm |
12g |
|
Liên kiều |
10g |
Bạch truật |
10g |
|
Kim ngân hoa |
12g |
Bạch thược (sao rượu) |
12g |
|
Xuyên bối mẫu |
8g |
Phục linh |
12g |
|
Sinh hoàng kỳ |
10g |
Đương quy |
10g |
|
Nhục quế |
6g |
Cam thảo |
6g |
|
Sinh khương |
6g |
Trần bì |
6g |
|
|
|
Sắc uống ngày 1 thang.
Vết thương lâu liền (khí huyết hư)ư Pháp điều trị: bổ khí huyết sinh cơ.
Phương:
Đảng sâm |
|
12g |
|
Bạch truật |
12g |
Bạch linh |
|
10g |
|
Xuyên khung |
10g |
Đương quy |
|
12g |
|
Bạch thược |
12g |
Thục địa |
|
12g |
|
Cam thảo |
4g |
Hoàng kỳ |
|
12g |
|
Uất kim |
10g |
Sắc uống ngày 1 thang.
Kết luận
Khi bị các vết thương cần phải chú ý tiêm phòng uốn ván. Đối với các vết thương ở mạch máu lớn và thần kinh thì phải theo dõi sát để có chỉ định phẫu thuật.
Các vết thương khác kết quả điều trị rất tốt.