ĐỊNH NGHĨA
HIV được viết tắt từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus và AIDS từ Acquired Immunodeficiency Syndrome có nghĩa là Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải. Người ta thường phân biệt người nhiễm HIV là người mang HIV trong cơ thể gồm những người chưa phát bệnh lẫn những người đã phát bệnh và người bệnh AIDS là người nhiễm HIV đã bộc phát triệu chứng bệnh ra ngoài hoặc thử máu thấy lympho bào T4 giảm sút nghiêm trọng (<200/mm3 máu). Phân biệt này nhằm có chế độ sức khỏe thích hợp cho từng giai đoạn nhiễm HIV của người bệnh, tiên lượng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và thử nghiệm vaccine để cải thiện việc phòng chống AIDS.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Là HIV, một virus tấn công và tiêu hủy dần các tế bào miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội, các rối loạn tinh thần kinh và các ung thư phát triển dẫn đến tử vong. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên năm 1981 tại Mỹ nhưng đến 1983 mới được Luc Montagnier (Pháp) tìm ra là do 1 virus và đến năm 1986 được đặt tên là HIV.
Có 2 loại HIV: HIV-1 gây bệnh ở Mỹ và HIV-2 gây bệnh ở Châu Phi.
ĐƯỜNG LÂY BỆNH
Đường tình dục
HIV hiện diện trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo.
Ngõ vào: Qua niêm mạc và các vết xây xát li ti trong bộ phận sinh dục, hậu môn.
Đường máu
HIV hiện diện nhiều nhất trong máu.
Lây do truyền máu, tiêm chích hoặc tiếp xúc với các vật có vây dính máu của người bị nhiễm HIV.
Đường mẹ mang thai truyền cho con
Trước khi sinh: Từ máu đi qua nhau.
Trong khi sinh: Do nước ối, dịch tử cung, âm đạo chứa HIV thấm qua các vết xây xát hoặc chui vào miệng, mũi, mắt đứa bé.
Sau khi sinh: Qua đường sữa mẹ (nhưng tỷ lệ lây qua sữa rất thấp 20-50%).
HIV cũng có trong các dịch khác của cơ thể như nước miếng, đàm nhớt, nước mắt, nhưng với số lượng rất ít nên không đủ để lây.
CẤU TẠO CỦA HIV
Lớp vỏ
Là lớp vỏ đôi kêt cấu bằng 72 cái gai có cấu tạo chính là chất glycoprotein (gp). Phần gai nhô ra bên ngoài là gp120 và phần gai xuyên qua lớp vỏ là gp41.
Lớp lõi: Protein p24.
Lớp trong cùng: Là đôi dây RNA xoắn ốc men reverse transcriptase.
ĐẶC TÍNH CỦA HIV
Ra ngoài cơ thể, HIV dễ dàng bị tiêu diệt bởi:
+ Nhiệt độ 56°c trong 30 phút.
+ Nước Javel 0,1-0,5%.
+ Cồn 70°
+ Nước Oxy già 6%
Nhiệt độ dưới 0°c, sự khô ráo, tia X, tia cực tím: Không giết được HIV.
HIV có thể sống sót được trong giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày.
CÁCH THỨC GÂY BỆNH CỦA HIV
Vào cơ thể, HIV bám vào phân tử CD4 nằm ở bề mặt tế bào lympho T4, xâm nhập vào các tế bào này, sử dụng men sao mã ngược của mình và DNA của tế bào T4 này để thành lập các RNA của mình và từ đó sinh sản ra các HIV mới, phá vỡ màng tế bào T4, ra ngoài tiếp tục tấn công các tế bào T4 khác. Hậu quả là số lượng T4 ngày càng giảm, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu cho đến lúc không còn khả năng bảo vệ nữa. Khi ấy cơ thể dễ bị nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm có thể đưa đến tử vong. HIV còn trực tiếp phá hoại hệ thần kinh khiến cho người bệnh lú lẫn, mất trí, bại liệt…
DIỄN BIẾN SAU KHI NHIỄM HIV
Giai đoạn 1: Nhiễm không triệu chứng
Mới nhiễm: 20%-30% trường hợp biểu hiện các triệu chứng giống như cảm cúm (nhức đầu, viêm họng, nổi hạch, nổi đốm đỏ…).
Từ 2 tuần đến 12 tuần sau khi nhiễm HIV: xuất hiện kháng thể kháng lại HIV nhưng lúc đó virus đã ở trong các lympho bào T4 nên kháng thể không thể diệt chúng được. Thời gian 2-12 tuần này được gọi là thời kỳ “cửa sổ” vì người nhiễm HIV đã mang virus trong cơ thể, có thể lây lan cho người lành nhưng xét nghiệm HIV thông dụng chưa phát hiện được.
Thời gian từ giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2 rất thay đổi, có thể từ 9 tháng đến nhiều năm sau.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ARC (Aids Related Complex: Phức Hợp Liên Quan Đến AIDS) = Giai đoạn cận AIDS
Ở giai đoạn này, T4 bị hủy diệt nhiều, khả năng chống đỡ của cơ thể trở nên yếu ớt. Người nhiễm HIV thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây kéo dài, tái đi tái lại không hết:
Nổi hạch to (>1cm) toàn thân và kéo dài trên 3 tháng.
Tổng trạng suy sụp: Sốt > 38°c kéo dài trên 1 tháng, vã mồ hôi về đêm, sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng…
Biểu hiện không đặc hiệu ở da như nhiễm nấm Candida ở miệng, sinh dục, quanh hậu môn, nhiễm siêu vi như Zona, u mềm lây, DỊ sản tế bào tóc…
Các tình trạng trên đây không đặc trưng cho AIDS nhưng có liên quan mật thiết đến tình trạng suy giảm miễn dịch do AIDS. Tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh không trải qua giai đoạn 2 mà từ giai đoạn 1 chuyển thẳng sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Giai đoạn AIDS
Hệ miễn dịch bị HIV phá hủy nặng nề, người bệnh mất sự bảo vệ nên bị các mầm bệnh thông thường không gây bệnh tấn công. Hậu quả là họ có thể mắc nhiều bệnh nhiễm trùng gọi là nhiễm trùng cơ hội.
Một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở người bệnh AIDS là:
Viêm phổi
Do ký sinh trùng như Pneumocystis carỉnii, Toxoplasma gondii, Cryptococcus, Candida.
Do siêu vi như Cytomegalovirus.
Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, hoặc do các Mycobacteria khác.
Viêm não hoặc màng não do nhiễm Toxoplasma gondii, nhiễm Cryptococcus neofor- mans, nhiễm CMV hoặc nhiễm HIV… với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, rối loạn trí nhớ, mât khả năng tập trung, lú lẫn, rối loạn vận động, rối loạn cơ vòng…
Thương tổn hệ tiêu hóa như
Nhiễm Candida vùng họng.
Loét thực quản do CMV, Herpes.
Tiêu chảy mạn tính (50% do Cryptosporidia).
Nhiễm trùng ruột, gan, mật.
Thương tổn da và niêm mạc
Herpes gây loét hậu môn, trong họng…
Tổn thương võng mạc do CMV.
Ngoài ra hai loại ung thư hiếm thấy trước kia như Ung thư Kaposi (một loại ung thư mạch máu) và Ung thư hạch cũng hay thấy xuất hiện ở người bị AIDS.
Thời gian từ lúc nhiễm HIV đên khi phát sinh AIDS (thời kỳ ủ bệnh) trung bình là 7 năm. Thời gian ây có thể mau hay chậm hơn (từ 6 tháng đến 10 năm). Mức độ bộc phát bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào người nhiễm HIV có hay không một trong các yếu tố sau:
Tiếp tục bị lây thêm HIV mới.
Mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
Đang mang thai.
Khi bệnh đã bộc phát, người bệnh AIDS thường chết trong vòng 2 năm, trung bình là 18 tháng. Riêng ở trẻ em, tử vong thường nhanh hơn, khoảng độ 10 đến 12 tháng.
XÉT NGHIỆM HIV
Kỹ thuật ELISA
ELISA là chữ viết tắt của Enzyme Linked Immuno-Sorbent Assay, nghĩa là miễn dịch liên kết men. Đây là kỹ thuật dựa vào sự xuất hiện của phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Tuy nhiên, ta không thấy được phức hợp này khi nó xuất hiện, do đó ta cần cho vào phản ứng một loại kháng thể khác chống lại phức hợp đó có gắn một chất men tên là per- oxydase và một chất sinh màu. Khi phản ứng xảy ra, ta biết được có sự hiện diện của phức hợp kháng nguyên-kháng thể là nhờ có chất màu hiện ra.
Trong xét nghiệm HIV, ELISA là kỹ thuật được làm đầu tiên. ELISA dương tính chứng minh trong máu có kháng thể kháng HIV.
Mặc dù ELISA có độ nhạy tốt, thực hiện nhanh, nhưng có thể có dương tính giả. Thí dụ ELISA có thể dương tính khi bị sốt rét. Vì vậy, khi ELISA dương, người ta thường làm lại ELISA lần 2. Nếu ELISA vẫn dương người ta sẽ làm tiếp kỹ thuật Western-Blot (WB).
Kỹ Thuật Western-Blot
Western-Blot là kỹ thuật kiểm chứng các kết quả ELISA dương. Chỉ khi nào WB dương mới xác định chắc chắn người bệnh đã nhiễm HIV. Xét nghiệm WB cũng dựa trên nguyên tắc phản ứng kháng nguyên kháng thể và nhận diện kết quả bằng chất màu nhưng chi tiết hơn, xác định được cả tên gọi của các kháng thể kháng HIV, điều mà ELISA không làm được. Nhờ vậy kết quả của WB chắc chắn hơn.
Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction)
Là xét nghiệm tìm DNA của HIV dùng trong:
Trường hợp đặc biệt, thí dụ cho trẻ sơ sinh từ mẹ có bệnh để phân biệt kháng thể của mẹ truyền thụ động cho trẻ sơ sinh.
Trường hợp WB cho kết quả không xác định ở một bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao.
Trường hợp cần định lượng RNA của HIV trong huyết tương để theo dõi các ca điều trị bằng thuốc kháng virus.
Các Xét nghiệm nhanh
Như xét nghiệm Determine, xét nghiệm Hemastrip đều chính xác tương tự như ELISA. Kết quả được đọc sau 10-15 phút. Nếu kết quả âm tính, không cần kiểm chứng lại. Nếu kết quả dương tính, cần kiểm chứng lại bằng ELISA hay WB.
GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM HIV
Nếu kết quả xét nghiệm dương: Người thử đã bị nhiễm HIV nhưng không cho biết người đó đã phát bệnh AIDS hay chưa. Điều cần biết này phải dựa vào lâm sàng.
Nếu kết quả xét nghiệm âm: Có 2 khả năng
Người thử chưa bị nhiễm HIV.
Người thử đã nhiễm HIV nhưng đang trong giai đoạn sinh kháng thể (thời kỳ cửa sổ) nên xét nghiệm chưa phát hiện được. Vì thế nếu vẫn còn nghi ngờ ta nên cho thử lại xét nghiệm HIV sau 3 tháng và suốt thời gian này nên khuyên bệnh nhân tránh các hành vi có thể bị lây và phải dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ cho mình hoặc lây HIV cho người khác (nếu trong trường hợp bản thân đã bị nhiễm).
CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
ELISA | WESTERN BLOT | Kết luận | LƯU Ý |
(+)> 2 lần | gp41 và gp 120/160:(+) hoặc
p24 và gp 120/160:(+) |
HIV(+) | |
(+) | (-) | HIV(-) | |
(-) | (-) | HIV(-) | |
(+) | (+)nhưng không đủ số băng
(+) |
HIV
chưa xác định |
thời kỳ huyết thanh trong giai đoạn chuyển đổi
thời kỳ nhiễm HIV giai đoạn cuối có phản ứng chéo giữa các kháng thể nhiễm HIV dòng 0 hay HIV2 sai sót kỹ thuật |
- Lưu ý:
Nếu kết quả là HIV chưa xác định:
+ Đối với bệnh nhân loại nguy cơ cấp: Thử lại sau 3 tháng.
+ Đối với bệnh nhân loại nguy cơ cao: Thử lại sau 1, 2, 6 tháng.
Xét nghiệm kháng thể: Có thể thực hiện cho bệnh nhân khoảng 1 tháng sau khi tiếp xúc. Nêu kêt quả 0, làm lại xét nghiệm sau 3 và 6 tháng tính từ ngày tiếp xúc.
Đối với những ca có hành vi nguy cơ cao: Nên xét nghiệm định kỳ mỗi 6-12 tháng.
KHI NÀO THÌ CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HIV?
Xét nghiệm HIV chỉ được thực hiện sau khi được sự đồng ý của bệnh nhân, và kết quả xét nghiệm này cần được bảo mật. Các đối tượng sau đây cần được đề nghị thử HIV:
Bệnh nhân có bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh nhân có bị phơi nhiễm HIV hay một BLTQĐTD.
Bệnh nhân có biểu hiện và triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến nhiễm HIV.
Đối tượng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao.
Đối tượng tự nguyện vì tự thấy có nguy cơ hoặc xin thử.
Thai phụ.
Bệnh nhân đang mắc bệnh Lao.
Người cho máu, cho tinh dịch và cho cơ quan.
Nhân viên y tế có những thủ thuật phơi nhiễm.
Tham vấn trước và sau xét nghiệm: cần phải được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân.
- Tham vấn trước xét nghiệm
Cần tìm hiểu xem các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV của bệnh nhân là gì. Và đây cũng là cơ hội để ta khuyên bệnh nhân thay đổi hành vi. Tham vấn trước xét nghiệm bao gồm các vấn đề sau đây:
Xác định đây là lần thử đầu tiên hay thử khác?
Đánh giá các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và trình độ hiểu biết của họ về HIV.
Giải thích tiến trình làm thử nghiệm.
Giải thích ý nghĩa của kết quả dương tính và âm tính.
Giải thích khi kết quả dương tính sẽ đưa đến tình trạng nội khoa và tâm lý gì và sự cần thiết phải đưa bạn tình đến khám.
Trấn an bệnh nhân về sự bảo mật của xét nghiệm.
Cung cấp kiến thức về các biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân và khuyên bệnh nhân thực hiện tình dục an toàn và biện pháp bơm kim tiêm sạch.
- Tham vấn sau xét nghiệm
Bệnh nhân nếu có xét nghiệm âm tính cần được nhấn mạnh về cách quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
Cần bàn luận với bệnh nhân về ý nghĩa của “thời kỳ cửa sổ” và sự cần thiết phải thử lại sau một thời gian đã được ấn định.
Nếu bệnh nhân có kết quả dương tính cần tham vấn nâng đỡ cho bệnh nhân.
xử lý các tình trạng nhiễm HIV đòi hỏi một loạt các dịch vụ về nội thần kinh, về hành vi, và về tâm lý: Các bệnh nhân này cần được chuyển đến các Trung Tâm do Cơ quan Y tế hớp tác với CDC để đánh giá tốt hơn về tình trạng miễn dịch và nội khoa và được theo dõi tiếp tại đây.
CHẨN ĐOÁN BỆNH
Chủ yếu dựa vào các xét nghiệm HIV.
ở những nơi chưa có phương tiện xét nghiệm HIV và nhất là tại vùng có nhiều người nhiễm HIV/AIDS, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTG) đề nghị áp dụng cách chẩn đoán sau đây:
Theo TCYTTG có thể nghi ngờ AIDS khi một người không có nguyên nhân suy giảm miễn dịch như ung thư, suy dinh dưỡng nặng… mà lại có ít nhất hai triệu chứng chủ yếu và một triệu chứng thứ yếu như trên (đối với người lớn) hoặc có ít nhất hai triệu chứng chủ yếu và hai ưiệu chứng thứ yếu (đối với trẻ con). Tuy nhiên xác định bệnh chắc chắn vẫn là xét nghiệm HIV khi có các triệu chứng trên.
Sự khác biệt của nhiễm HIV ở trẻ em so với người lớn: Trẻ em bị nhiễm HIV có một số điểm khác vởỉ người lởn:
Thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn, đa số dưới 12 tháng.
Biểu hiện nổi bật là nhiễm trùng (đặc biệt là viêm phổi), thần kinh và suy kiệt.
Hiếm gặp Ung thư Kaposi, Ung thư hạch ở trẻ em.
Bệnh thường trầm trọng và nhanh chóng đưa đến tử vong.
|
PHÂN LOẠI THEO CDC 1993 (CENTER DỊSEASE CONTROL=TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH) ĐỂ THEO DÕI NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI, ĐÁNH GIÁ TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Dựa vào xét nghiệm CD4 | Dựa vào triệu chứng lâm sàng | ||
Loại A
Là loại nhiễm không triệu chứng hay nhiễm HIV cấp |
Loại B
Là loại nhiễm có triệu chứng (nhưng không là A hay C) |
Loại C
Là nhiễm có yếu tố chỉ điểm AIDS |
|
>500/mm3
(>29%) |
Loại Aj | Loại Bj | Loại Cj |
200-499/mm3
(<14%-28%) |
Loại A2 | Loại B2 | Loại C2 |
<200/mm3
(<14%) |
Loại A3 | Loại B3 | Loại C3 |
Loại A: Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhiễm HIV cấp như nhức đầu, viêm họng, nổi hạch, nổi đốm đỏ…
Loại B: Có các triệu chứng như:
Angiomatosis do vi khuẩn.
Viêm âm đạo do Candida (dai dẳng, đáp ứng kém với điều trị).
Loạn sản cổ tử cung (vừa hoặc nặng).
Ưng thư cổ tử cung (tại chỗ).
Dấu hiệu toàn thân: sốt, tiêu chảy > 1 tháng.
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Bạch sản dạng lông ở miệng.
Zona xuất hiện 2 lần hay nằm > 1 vùng phân bố dây thần kinh.
Listeriosis.
Viêm vùng chậu (có thể bị biến chứng áp-xe vòi trứng).
Bệnh lý thần kinh ngoại vi.
Loại C: Có các yếu tố chỉ điểm giai đoạn AIDS như:
- Nhiễm nấm:
Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.
Pénicillium marneffei da lan tỏa.
Cryptococcus ngoài phổi.
Coccidiodose ngoài phổi.
Histoplasma ngoài phổi.
Cryptosporidia đường ruột với tiêu chảy > 1 tháng.
Isospora đường ruột với tiêu chảy > 1 tháng.
- Nhiễm virus:
Cytomegalovirus ở bất cứ nội tạng nào (trừ gan, lách, hạch bạch huyêt).
Herpes simplex ở da, niêm mạc gây loét > 1 tháng hoặc gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm thực quản.
- Nhiễm ký sinh trùng:
Pneumocystis carinii ở phổi.
Giun lươn ngoài ruột.
Toxoplasmose ở nội tạng.
- Nhiễm vi khuẩn:
Mycobacterium avium hay Mycobacterium kansasii lan tỏa.
Lao lan tỏa.
Lao phổi.
Nocardiose.
Nhiễm khuẩn phổi tái phát.
Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella (không phải thương hàn) tái phát.
- Các loai u:
Ung thư xâm lấn cổ tử cung.
Kaposi’s Sarcoma.
U lympho ở não.
U lympho không phải Hodgkin loại tế bào B.
- Các biểu hiên khác:
Rối loạn tâm thần (không khả năng nhận biết) và hoặc rối loạn chức năng vận động trong công việc hoặc sinh hoạt hàng ngày.
Giảm cân > 10% cân nặng bình thường kèm tiêu chảy mạn tính (> lần tiêu chảy mỗi ngày trong > 30 ngày), hoặc cơ thể suy yếu mạn tính, kèm sốt > 30 ngày.
Leuco-encephalopathy multifocal tiến triển (bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển).
Loại C: Cj, C2, C3 và cả B3, A3 đều được coi là trường hợp AIDS vì có yếu t<} chỉ điểm hoặc do CD4 < 200/mm3
AIDS VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC KHÁC
AIDS là một thành viên mới trong nhóm BLTQĐTD nhưng được xếp vào vị trí số 1 về mức độ nguy hiểm.
Các BLTQĐTD có tạo ra vết loét, sưng lở, chảy mủ bộ phận sinh dục sẽ càng là điều kiện thuận lợi cho HIV xâm nhập cơ thể. Ngược lại, người nhiễm HIV nếu mắc thêm các BLTQĐTD sẽ làm cho các bệnh này khó trị hơn: Đồng yếu tố lây truyền BLTQĐTD. Vì thế phòng ngừa BLTQĐTD chính là phòng ngừa AIDS.
ĐIỀU TRỊ
Chăm sóc, nâng đỡ cơ thể, điều trị triệu chứng, điều trị nhiễm khuẩn cơ hội, điều trị thuốc kháng retrovirus.
Thuốc kháng retrovirus (ARV).
- Chỉ đinh:
Nhiễm HIV < 6 tháng (kể từ ngày thử nghiệm huyết thanh bắt đầu dương tính.
Có triệu chứng (loại B và c theo CDC 1993).
Không có triệu chứng nhưng CD4 < 350/mm3
Không có triệu chứng nhưng: 350 < CD4 < 500/mm3 nhưng nồng độ RNA HIV > 30.000 copies/mm3
- Thuốc: Có 3 nhóm
Nhóm các chất tương tự nucleosides: ức chế enzyme sao chép ngược Zidovudine (AZT), Didanosine (ddl), Zalcitabine (ddC), Stavudine (d4T), Lamivudine (3TC)…
Nhóm chất khác với Nucleoside ức chế men sao chép ngược: Delavirdine, Neviparine.
Nhóm ức chế men protease: Saquinavir, Indinavir, Ritonavir, Agouron…
Nhóm mới (chưa phổ biến rộng) ức chế sự kết dính virus lên receptor của CD4 như enfu- virtide.
- Phác đồ điều tri:
Phác đồ ưu tiên: d4T + 3TC + NVP (Stavudine + Lamivudine + Neviparine)
Phác đồ thay thế:
+ d4T + 3TC + EFV (efavirenz)
+ ZDV + 3TC + NVP + ZDV + 3TC + EFV
Sự phối hợp các thuốc trên có tác dụng ngăn sự sinh sản của HIV làm giảm được nồng độ của HIV trong máu và giảm được tình trạng HIV xâm nhập vào các tế bào T4. Tuy nhiên các thuốc trên cũng gây khá nhiều tác dụng phụ nên cần sự theo dõi chặt chẽ khi điều trị.
ở những nơi chưa có đủ điều kiện để dùng các thuốc kháng HIV, người ta điều trị chủ yếu các triệu chứng để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Để tránh các bệnh nhiễm trùng cơ hội xảy ra, người ta thường dùng các thuốc uống tương ứng để ngừa trước.
- Tư vấn cho các hoạt đông hàng ngày của bệnh nhân:
Giữ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
Rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với thịt sống, sau tiếp xúc với đất khi làm vườn, trồng trọt.
Tránh dọn rửa phân mèo, phân chim, tránh tiếp xúc với mèo và các loại bò sát.
Tránh bơi lội trong các ao hồ, bể bơi, sông, biển… có ô nhiễm phân và chất thải của người và động vật.
Ăn uống:
+ Uống nước đã đun sôi (trong 1 phút) hoặc nước đóng chai, nước làm đá cũng phải là nước đã đun sôi hoặc đóng chai.
+ Không ăn trứng, thịt gia cầm, các loại thịt khác, cá, đồ hải sản… còn sông hoặc chưa được nấu chín kỹ và các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng.
+ Đối với các loại rau và hoa quả tươi không thể gọt vỏ, phải rửa thật sạch trước khi dùng.
Sống khỏe manh:
+ Không hút thuốc hoặc nếu không bỏ được thì cũng giảm số thuốc hút.
+ Khi có quan hệ tình dục phải sử dụng bao cao su, sử dụng đúng cách và ngay từ đầu. Áp dụng các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa có thai ngoài ý muôn.
+ Tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng ho và những người bị Thủy đậu hoặc Giời leo (Zona).
CÁCH PHÒNG NGỪA AIDS
AIDS lây lan rất âm thầm. Người nhiễm HIV nhìn bề ngoài vẫn bình thường nên người này có thể vô tình lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên AIDS chỉ lây qua 3 đường xác định: đường tình dục, đường máu và đường mẹ truyền sang con nên việc đề phòng AIDS không phải là khó.
- Cách phòng AIDS lây qua đường tình dục
Sống chung thủy một vợ một chồng.
Không quan hệ tình dục dễ dãi mà không được bảo vệ.
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng mà chưa rõ có bị nhiễm HIV chưa, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
- Cách phòng AIDS lây qua đường máu
Nên hạn chế việc tiêm chích, chỉ chích thuốc khi thật cần thiết.
Khi cần chích thuốc tốt nhất là nên dùng loại kim ống chích nhựa sử dụng một lần rồi bỏ.
Các loại dụng cụ phẫu thuật (dao, kéo, kẹp, kềm…), dụng cụ chữa răng, dụng cụ tiêm chích (kim, bơm tiêm thủy tinh…), kim châm cứu, kim cắt lể… dùng xong đều phải khử khuẩn trước khi sử dụng lại.
Sau đây là một số các phương pháp khử khuẩn
- Khử khuẩn bằng nhiệt
Hấp ướt bằng lò áp suất ở 121°c, áp suất 2 atmosphère trong 20 phút.
Hấp khô bằng lò điện ở 170°c trong 2 giờ. Cách này chỉ áp dụng được đối với các dụng cụ chịu được nhiệt độ cao.
Đun sôi trong 20 phút kể từ lúc sôi.
- Khử khuẩn bằng hóa chất: Các loại hóa chất khử khuẩn gồm có:
Nước Javel 0,1-0,5%
Chloramine 25% chlore hoạt chất.
Cồn 70° hoặc cồn 90° (cồn 70° sát khuẩn mạnh hơn. Có thể pha cồn 70° từ cồn 90° bằng cách pha 2 phần nước cất vào 7 phần cồn 90°).
Formol 3,5-4%. Sử dụng cẩn thận vì có hơi rất độc.
Nước oxy già 6% (3% bằng 10 đơn vị thể tích).
Polyvidone Iode 2,5%.
Glutaraldehyde 2%.
- Đặc điểm: Khử khuẩn bằng hóa chất kém tin cậy hơn so với khử khuẩn bằng nhiệt vì:
Hóa chất dễ không còn tác dụng nếu để ở chổ nóng trước khi sử dụng.
Hóa chất cũng sớm mất tác dụng khi tiếp xúc với nhiều máu mủ.
Do vậy, hóa chất thường được dùng trong các trường hợp sau:
Tẩy uế các trường hợp máu, dịch tiết bị văng, rơi vãi ra ngoài hoặc dụng cụ chứa máu bị rơi vỡ. Cách làm: Phủ vùng bị ô uế bằng giấy thấm rồi đổ hóa chất lên và lau thêm 1 lân nữa.
Ngâm quần áo, đồ vải dính máu, dịch tiết 20 phút trước khi đem giặt.
Ngâm các y cụ dơ trước khi khử khuẩn bằng nhiệt để sử dụng lại. Cách làm: Nhúng ngập toàn bộ kim, ống chích, y cụ trong 20 phút. Đôi với kim, ống chích, chúng ta cân đê nguyên không tháo ra và hút đầy dung dịch sát khuẩn trước khi ngâm.
Thông thường, tất cả các chất khử khuẩn trên đều có thể để ngâm các dụng cụ, còn để tẩy uế hoặc ngâm quần áo, đồ vải, chúng ta thường dùng nước Javel hay chloramine.
- Lưu Ý:
Khi ngâm dụng cụ, cần phải dùng đúng chất khử khuẩn vì nếu thiếu sẽ không có tác dụng, còn nếu thừa chất khử khuẩn (nước Javel, chloramine…) có thể làm mòn dụng cụ. Cho nên trong trường hợp chất khử khuẩn có nồng độ cao hơn mong muốn, chúng ta cần pha loãng ra.
Ví du: Nếu chúng ta đã có nước Javel 5%, muốn đem pha thành nước Javel 0,5%, ta thêm 9 phần nước sạch vào 1 phần nước Javel 5%. Pha xong phải sử dụng ngay. Sau 2 giờ phải thay nước Javel mới.
Polyvidone Iode, nước oxy già không dùng được cho dụng cụ bằng đồng, nhôm, kẽm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp vổi các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
Mang găng tay, mang khẩu trang và đeo mắt kính khi làm xét nghiệm, đỡ đẻ, chữa răng, phẫu thuật hoặc khi dọn dẹp các dụng cụ tiêm chích, dây dính máu hay bông băng dơ… Nên dùng riêng các đồ dùng cá nhân: lưỡi lam, dao cạo, bàn chải răng, cái cắt móng tay…
- Về truyền máu
Chỉ nên truyền máu khi thật cần thiết, khi cần truyền chỉ nhận máu đã xét nghiệm HIV. Đôi với những nơi chưa làm được xét nghiệm HIV, để hạn chế phần nào đường lây lan này, khi truyền máu, nên xin máu của thân nhân ruột thịt, bạn bè (dĩ nhiên họ phải là người ít có nguy cơ nhiễm HIV).
Phụ nữ nhiễm HIV và vấn đề mang thai
Tốt nhất là người phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ truyền HIV sang con là 20-50%. Ngoài ra thai kỳ có thể làm tình trạng nhiễm HIV sớm chuyển thành AIDS thực sự và thai cũng dễ bị hư hơn bình thường. Hơn nữa, cho dù đứa bé sinh ra không bị nhiễm HIV thì nó cũng sẽ sớm mất mẹ vì trước sau gì người mẹ cũng sẽ chết vì phát bệnh AIDS. Nếu người mẹ đó bị lây HIV từ người chồng thì đứa trẻ sẽ mồ côi cả cha lẫn mẹ, bản thân nó sẽ khổ, còn xã hội phải mang thêm một gánh nặng. Thực ra, đừng để nhiễm HIV qua đường tình dục và đường máu thì chính chúng ta đã tránh được đường lây này cho con cái.
Vì thê, khi dự định có thai, nếu người phụ nữ nghi ngờ mình bị nhiễm HIV có thể nên đi thử máu.
Phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con
Me:
+ Nếu mẹ có HIV (+) trước tuần 28-36 —> điều trị bằng Zidovudine (ZDV) cho mẹ cho đến khi chuyển dạ thì cho thêm một liều NVPkhi bắt đầu chuyển dạ.
+ Nếu mẹ có HIV (+) ngay trước chuyển dạ —> điều trị bằng một liều NVP khi bắt đầu chuyển dạ hoặc 4 giờ trước khi mổ lấy thai.
+ Nếu mẹ có HIV (+) sau tuần 36 —> điều trị bằng: ZTAJ4T + 3TC + NFV/SQV/r uống hàng ngày cho đến lúc sinh.
Con sinh ra: Được điều trị bằng NVP trong vòng 48 giờ sau khi sinh + ZDV từ lúc sinhx 1 tuần.
THAM VẤN
Nhiễm HIV là một biến cố quan trọng vì đây là một tình trạng nhiễm bệnh suốt đời, dẫn đến cái chết nên người nhiễm HIV hoặc có nguy cơ nhiễm HIV thường lo sợ, hoang mang, có thể dẫn tới suy sụp tinh thần, khủng hoảng, tự tử, trả thù… Nhiễm HIV có thể lây sang người khác và thường bị coi là hậu quả của những hành vi tính dục bừa bãi, nghiện ngập nên người nhiễm HIV dễ bị kết án, kỳ thị, xua đuổi, mất việc làm, người thân từ bỏ, càng làm nặng thêm những khủng hoảng và có thể dẫn tới tâm lý giấu bệnh, không dám bày tỏ trước nhiều người. Vì vậy người nhiễm HIV rất cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý-xã hội cũng như sự hướng dẫn để ngăn ngừa sự lan truyền HIV cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Do đó tham vấn được đặt ra là để giúp cho người bệnh hiểu rõ về hoàn cảnh và vấn đề khó khăn của mình và từ đó có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Tham vấn có thể thực hiện vào thời điểm trước và sau xét nghiệm và có thể cả suốt quá trình bệnh nhân sống với HIV, với AIDS, theo yêu cầu của người bệnh.
Tham vấn trước xét nghiệm
Vân để cán bàn:
+ Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm.
+ Nếu bệnh nhân có thai: Bàn về vấn đề lây nhiễm từ mẹ sang thai.
+ Khi nào cần làm lại xét nghiệm.
+ Cách giảm các hành vi nguy cơ như:
. Sử dụng bao cao su đúng cách.
. Tránh các quan hệ tình dục không an toàn.
. Không dùng chung bơm kim tiêm.
Vân đề cần giải thích:
+ Bệnh nhân cần trở lại lấy kết quả xét nghiệm máu và được tham vân sau xét nghiệm. + Điều tra bạn tình và cho thử HIV khi cần.
Tham vấn sau xét nghiệm
Giải thích kết quả âm tính hoặc dương tính.
Điều tra bạn tình.
Giải thích các đường lây cần tránh.
Hướng dẫn các dịch vụ y tế bệnh nhân sẽ cần.
Phòng ngừa sau phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các dạng phơi nhiễm
Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…
vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác.
Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâmvào.
Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
Khác: Bị người khác dùng kim tiêm có máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm…
Qui trình xử trí sau phơi nhiễm
Xử trí vết thương tai chỗ:
Thương tổn da chảy máu:
+ Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
+ Để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn.
+ Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 70°) trong thời gian ít nhất 5 phút.
Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.
Phơi nhiễm qua miệng mũi:
+ Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%.
+ Súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.
Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.
Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.
Nguy cơ cao:
+ Tổn thương qua da sâu, chảy nhiều máu do kim nòng rỗng cỡ to.
+ Tổn thương qua da sâu, rộng chảy máu nhiều do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
Nguy cơ thấp:
+ Thương tổn da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị thương tổn viêm
loét.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.
Tham vấn cho người bị phơi nhiễm
Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, c.
Các triệu chứng gợi ý bị tác dụng phụ của thuốc và nhiễm trùng tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch…
Phồng lây nhiễm cho người khác: Người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BANG ARV CHO NGƯỜI BỊ PHƠI NHIỄM
- Chỉ định
Phơi nhiễm không có nguy cơ: Không cần điều trị
Phơi nhiễm nguy cơ thấp: Chỉ tiến hành điều trị khi nguồn gây phơi nhiễm có HIV (+) và người bị phơi nhiễm có HIV (-).
Phơi nhiễm có nguy cơ cao:
+ Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Ngừng điều trị nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (-).
+ Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.