ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐƯỜNG THỞ TRẺ EM
- Trẻ càng nhỏ, sự phân chia của cây phế quản càng ít, lòng phế quản càng dễ hẹp và co thắt biến dạ
- Thành phế quản mềm, khẩu kính không phải hình trụ tròn mà đường kính trước sau nhỏ hơn đường kính
- Bề mặt phế quản trẻ em trơn nhẵn, ít có sự cản trở, nên dị vật dễ rơi sâu vào phế quản thùy hay phế quản phân thùy.
- Di vật mắc ở hạ thanh môn do buồng Morgagni hẹp, dễ gây tử vong đột
ngột.
TẦN SỐ, KIỂU LOẠI DỊ VẬT HAY GẶP
- Hay gặp dị vật đường thở ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (6 tháng đến 5tuổi).
- 80% dị vật là các vật dụng nhỏ, đồ chơi và thức ăn.
- 60% dị vật có bản chất thực vật
TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU LÂM SÀNG
Giúp chẩn đoán hay gợi ý chẩn đoán
- Hội chứng xâm nhập
Ngay sau khi dị vật tiếp xúc vào nắp thanh môn, phản xạ tức thời làm đóng thanh môn, hai dây thanh khép lại. Áp lực trong buồng thanh quản, hệ thống phế quản sẽ tăng đột ngột và phản xạ ho sặc sụa nhằm tống dị vật ra ngoài khi mở đột ngột thanh môn.
- Triệu chứng định khu
Nếu dị vật ở thanh quản:
+ Triệu chứng khó thở thanh quản ở các mức độ khác nhau: Khó thở 2 thì, thở chậm, có tiếng rít, có khan tiếng, tiếng ho ông ổng. Nếu dị vật gây phù nề ở hạ thanh môn dễ gây khó thở cấp diễn.
+ Nếu dị vật ở khí quản: Độ nguy hiểm cao
+ Nếu dị vật to, sắc cạnh gây mắc cố định tại khí quản: Gây khó thở kiểu khó thở thanh quản hay khó thở như hen.
+ Nếu dị vật di động trong khí quản: Có hội chứng xâm nhập và có cơn ho rũ, tím tái, đồng thời có những cơn khó thở kiểu thanh quản dữ dội do dị vật di động lên hạ thanh môn.
+ Đặc biệt là tiếng lật phật: Tiếng bật xuất hiện không thường xuyên, xuất hiện sau kích thích gây ho, sau thay đổi tư thế, sau vỗ. Nếu có dấu hiệu này thì khẳng định có dị vật và di động.
Nếu dị vật ở phế quản:
Có những cơn ho vì dị vật tròn nhẵn, dễ di động gây kích thích. Dị vật thường gây tiếng rít ở một bên phổi. Có thể thay đổi tiếng rít khi thay đổi tư thế hay sau cơn ho, cơn kích thích.
Ít có cơn khó thở cấp diễn như dị vật khí quản, thanh quản.
Nếu dị vật bỏ quên lâu: Có thể ho ra máu. Nếu dị vật trên 1 tuần, có tổ chức viêm sùi quanh dị vật.
- Hình ảnh X-quang
Trường hợp dị vật mới, Xquang phổi ít có giá trị trong chẩn đoán, hầu như không có dấu hiệu, trừ dị vật cản quang.
Những ngày sau khi có dị vật: Xquang phổi có hình ảnh viêm phế quản, xẹp phổi, ứ khí.
- Xẹp phổi thường do nguyên nhân phù nề dưới dị vật
- Ứ khí do nguyên nhân phù nề phía trên dị vật
- Áp xe phổi do dị vật bỏ quên
- Giãn phế quản thường do dị vật để quá lâu.
CÁC THỂ LÂM SÀNG
Dị vật bỏ quên
Do không khai thác được hội chứng xâm nhập
- Trẻ khỏe mạnh, tự nhiên có cơn khó thở
- Cơn ho rũ rượi
- Khó thở đột ngột
- Rì rào phế nang giảm một bên
- Cơn khó thở
- Điều trị không đỡ
- Cơn ho kéo dài
- Xquang xẹp phổi, khí phế thũng, giãn phế quản
→Chỉ định soi phế quản
(Nhằm mục đích chẩn đoán)
Nếu có dị vật bỏ quên ở thanh quản, thường được chẩn đoán nhờ khi có xuất hiện cơn khó thở thanh quản.
Dị vật sống đường thở
- Đi đến hoặc sống ở miền núi
- Ho ra máu thường xuyên
- Khó thở từng cơn
- Khàn tiếng từng lúc
BIẾN CHỨNG
- Viêm phế quản
- Áp xe phổi
- Viêm màng phổi mủ, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da (thường do dị vật cứng gây rách phế quản, khí quản hay do vỡ phế nang do ho nhiều gây tăng áp lực đột ngột).
- Giãn phế quản
- Sẹo hẹp khí phế quản
TIÊN LƯỢNG
- Nếu chẩn đoán sớm và can thiệp đúng kỹ thuật, tiên lượng tốt hơn
- Người già và trẻ em, tiên lượng xấu hơn
CHẨN ĐOÁN
Dựa vào lâm sàng:
- Hội chứng xâm nhập
- Tổ chức định khu
- Tiêu chuẩn để soi phế quản
ĐIỀU TRỊ: Chia ra hai giai đoạn
Giai đoạn cấp cứu ban đầu
Thường không ở đơn vị chuyên khoa và không đủ dụng cụ, thường can thiệp khi bệnh nhân đe dọa tử vong do ngạt thở cấp.
Áp dụng ngay kỹ thuật Heimlich: Đứng, nằm ấn vào thượng vị tạo áp lực tăng đột ngột, dồn nén hơi trong phổi đẩy bật ra.
Hoặc dùng ngay kim 13 chọc qua màng giáp nhẫn để mở thông tắt đường thở dưới dị vật.
Giai đoạn cấp cứu chuyên khoa
- Soi thanh khí phế quản + tiền mê + tê tại chỗ
- Soi thanh khí phế quản + mê nội khí quản + giãn cơ + thở máy
- Nếu dị vật thanh quản:
- Không mở khí quản:
+ Dùng Mac Intosh
+ Dùng ống Chevalier – Jackson soi:
Lấy pince gắp dị vật luôn ở tư thế nằm ngang đối với dị vật mảnh dẹt mở pince theo kiểu trước sau đối với dị vật tròn.
- Mở khí quản:
Trước khi gắp, nên bịt ống canuyl để thanh môn mở ra, nhìn thấy dị vật rồi luồn pince vào gắp. Nếu không gắp được dị vật, phải dùng ống soi phế quản lách qua thanh môn để lấy dị vật.
- Nếu dị vật phế quản:
+ Dị vật khí phế quản còn sớm: Khi không gây mê, soi thực quản rồi gắp qua thanh môn vì dị vật thường còn di động.
+ Dị vật khí phế quản muộn hoặc cố định:
Bước 1: Tìm dị vật
Bước 2: Lấy dị vật
Đối với dị vật khí phế quản có mở khí quản, phải soi từ thanh quản xuống phế quản.
THEO DÕI SAU SOI PHẾ QUẢN
Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên nồng độ oxy qua da, mạch, huyết áp…
Bệnh nhân cần nhịn ăn sau khi soi phế quản 2-3 giờ, cho đến khi bệnh nhân nuốt dễ dàng, không bị sặc. Khi ăn, cho bệnh nhân ăn từ lỏng đến đặc.
PHÒNG BỆNH
Tuyên truyền để nhiều người được biết rõ những nguy hiểm của dị vật đường thở.
Không nên để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi vào mồm ngậm mút.
Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt dưa, hạt bí…
Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi, dễ bị hóc.
Người lớn cần tránh thói quen ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc. Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa đi bệnh viện ngay.