Viêm xương chũm mãn tính gặp nhiều ở trẻ em và người lớn. Bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức nghe, và trí lực, thể lực, thường đưa đến các biến chứng đáng tiếc.

Nguyên nhân do viêm tai giữa mủ mãn tính, không được điều trị khỏi bệnh dứt điểm.

Viêm xương chũm không phẫu thuật, điều trị không đúng phương pháp.

Các yếu tố thuận lợi là thông bào xương chũm ít, nhỏ, trên cơ thể thiếu sức đề kháng, bệnh tích xương chũm mãn tính.

Biểu hiện lâm sàng của viêm xương chũm mãn tính thông thường là bệnh vừa viêm tai giữa mủ mãn tính vừa có bệnh tích ở xương, với mức độ nặng hơn viêm tai giữa mủ mãn tính.

Triệu chứng cơ năng là bệnh nhi nghe ngày càng kém, tình trạng kém tăng dần, lúc đầu thể truyền âm, sau thành hỗn hợp, đường khí có mất đến 60 đề xi ben, ù tai từng lúc.

Bệnh nhi đau tai, đau âm ỉ từng lúc đau lan ra vùng chũm, thái dương, nhức đầu, ấn vào cũng chũm có phản ứng.

Triệu chứng thực thể, bệnh nhi bị tai chảy mủ thường xuyên, số lượng nhiều, đặc, mùi thối, khi có côlesteatôm mủ có ánh như váng mỡ, mùi thối khắm.

Khám tai, màng tai thủng lỗ rộng, bờ nham nhở, sát khung xương, đáy bẩn có thể thấy các nụ sùi, mảnh côlesteatôm hay pôlíp. Có khi thủng hết màng tai làm lộ xương búa.

Viêm xương chũm mãn tính hồi viêm là trên cơ sở viêm xương chũm mãn tính, có một đợt bội viêm và đe doạ có biến chứng.

Bệnh nhi đột nhiên sốt cao, nhiệt độ 40-41°C kéo dài. Thể trạng nhiễm khuẩn, người mệt mỏi.

Triệu chứng cơ năng là bệnh nhi đau tai ngày một tăng lên dữ dội, đau trong tai và vùng xương chũm sau tai, vùng thái dương…

Triệu chứng thực thể là vùng chũm sau tai nề, dày, hơi đỏ, ấn vào có phản ứng. Tai chảy máu nhiều, mủ thối. Mủ thường vàng óng ánh, có lẫn chất lổn nhổn trắng của côlesteatôm.

Khám tai phát hiện có dấu hiệu điển hình; sụp thành sau trên ống tai do ống tai vùng này bị nề bong ra khỏi thành xương, sa xuống che lấp một phần ống tai ngoài.

Viêm xương chũm mãn tính hồi viêm xuất ngoại. Trên một viêm xương chũm cấp tính, thường có côlesteatôm, mủ phá vỡ thành xương, thoát ra ngoài xương chũm.

Tuỳ theo vị trí thoát mủ, gặp các thể xuất ngoại với các triệu chứng thực thể:

Xuất ngoại sau tai, thường gặp nhất. Mủ phá vỡ thành của sào bào, xuất hiện ở sau tai.

Vùng chũm sau tai sưng phồng ngày càng to, ấn mềm, lùng nhùng, ấn có phản ứng. Vành tai bị đẩy vênh ra phía trước. Nếp rãnh sau tai bị nề, dày lên, góc nhị diện tạo bởi vành tai và mặt chũm bị dày, phồng, mất đi gọi là dấu hiệu Jacquen.

Xuất ngoại chõm chũm: Thể Bezold. Mủ xuất ngoại ở mỏm chũm, chảy vào bao cơ ức đồn chũm gây nên các triệu chứng cổ bên.

Sưng tấy vùng cổ bên dưới chũm, cơ ức đồn chũm bị đẩy phồng lên. Cố bị đau, khó quay. Có thể gặp dấu hiệu là ấn vào vùng sưng tay cô bên mủ phọt ra ở ống tai.

– Xuất ngoại thái dương mốm tiếp:

Mủ xuất ngoại ở chân vùng thái dương phía trên trước tai hay ở mỏm tuỷ đi vào vùng thái dương. Bệnh gặp ở trẻ dưới 12 tháng. Sưng tấy vùng thái dương trên trước tai hay lẫn ra phía trước tới tận gò má phía ngoài ở mắt. Vành tai bị đây xuống dưới và ra ngoài. Có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương – hàm gây nhai đau, khít hàm.

Xuất ngoại vào ống tai. Thể Geilé. Tổn thương xuyên qua tường dây thần kinh VII vào ống tai xương.

Mủ chảy ở ngay lỗ dò ở thành sau ống,tai. Lỗ dò ở phần xương thành sau ống tai, ngay sát màng tai, dùng móc thăm dò qua chỗ mủ, có chạm xương.

Xuất ngoại nền chũm. Tam giác Mourel: Nhị thân cảnh bị cơ nhị thân và co ức đòn chũm che phía ngoài nên xuất hiện ra xa. Thể này hiếm gặp

Tiến triển của viêm xương chũm mãn tính, không tự khỏi. Thường dẫn tới các đợt hồi viêm hay xuất ngoại dễ biến chứng hiểm nghèo. Thường gặp biến chứng nội sọ, biến chứng thần kinh, liệt mặt, viêm mê nhĩ. Những biến chứng này cớ tỉ lệ khá cao trong viêm xương chũm hồi viêm có côlesteatôm, dù có nhiều loại kháng sinh mới, nhưng vẫn biến chứng.

Điều trị nội khoa trong các trường hợp đợt hồi viêm, xuất ngoại bằng kháng sinh hỗ trợ cho điều trị ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa sớm nhằm đảm bảo sức nghe tránh biến chứng nhất là khi đã có côlesteatôm.

Phẫu thuật tiệt căn là khoét rộng đá chũm toàn phần, lấy bỏ hết bệnh tích ở xương chũm, xương đá, các xương con và màng nhĩ. Tiến hành khi có bệnh tích Côlesteatôm lớn, trong viêm xương chũm xuất ngoại, bệnh tích đã phá huỷ rộng.

Phẫu thuật bảo tồn là khoét xương chũm ở trẻ nhỏ, sào bào thượng nhĩ khi bệnh tích xương còn hạn chế, chỉ lấy bỏ bệnh tích xương, duy trì hệ thống xương con màng nhĩ, kết hợp với phục hồi chức năng, lấy lại sức nghe trong các phẫu thuật chỉnh hình tai giữa của Wullstein.

Phòng tránh là chữa khỏi viêm tai giữa mủ mãn tính, chữa viêm xương chũm bằng phẫu thuật két hợp kháng sinh đặc hiệu.

Nâng cao thể lực cho trẻ bằng cho ăn nhiều dưỡng chất như đạm, các loại Vitamin có trong các loại quả cam, chanh, na, nhãn, xoài, dưa hấu, thanh long.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.