Màng não bị viêm hoá mủ là bệnh cấp tính, gặp những trẻ trên, dưới một tuổi. Bệnh nặng có thể tử vong. Những trẻ còn sống sót, mang di chứng trong người suốt đời. Do vậy cần phát hiện sớm, đưa trẻ đen bệnh viện sớm tránh để lại hậu quả xấu cho trẻ sau này vừa là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân do vi khuẩn thường gặp là màng não cầu, phế cầu, Hemophilus influenza. Những vi khuẩn này xâm nhập vào màng não bằng đường máu và đường lân cận như viêm xoang, viêm xương chũm, áp xe não…

Bệnh cảnh lâm sàng ở thời kỳ khởi phát: sau khi vi khuẩn xâm nhập vào màng não vài ngày, bệnh nhi đột ngột sốt cao 40°c, co giật toàn thân, nôn và tiêu lỏng…

Thời kỳ toàn phát: sau thời kì khởi phát là dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bệnh nhi sốt cao, co giật, lười ăn, quấy khóc, không chịu chơi.

Hội chứng màng não nhưng không đầy đủ, vì trẻ còn nhỏ, ít táo bón, lại tiêu chảy, cổ cứng, không quay sang hai bên. Thóp phồng. Dấu hiệu Kernig, Brudenski dương tính. Mắt nhìn trừng trừng. Vạch màng não dương tính.

Xét nghiệm nước não tuỷ: Nước não tuỷ đục như nước vo gạo, áp lực tăng.Protein tăng 0,60-2 gam/lít, glucose giảm.Nacl bình thường. Tế bào tăng vài chục đến vài trăm. Máu: Bạch cầu tăng nhiều nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. Máu lắng tăng.

Tiến triển là: Bệnh khỏi sau 5-7 ngày, không để lại di chứng, nếu phát hiện sớm và điều trị sớm.

Bệnh kéo dài, để lại di chứng do phế cầu khuẩn gây bệnh

Tử vong do phát hiện bệnh muộn, điều trị không đúng phương pháp, không tích cực.

Điều trị là phát hiện bệnh khi mới sốt, đưa bệnh nhi đến bệnh viện chống nhiễm khuẩn tích cực nâng cao dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều sữa, chất đạm…

Kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ, loại kháng sinh thế hệ thứ Ba.

Thuốc chữa triệu chứng và các loại vitamin.

Cho bệnh nhi nằm ở buồng yên tĩnh, ăn chất lỏng nếu còn sốt, khi hết sốt cho ăn chế độ ăn nhiều chất đạm, vitamin nhất là các loại quả cam, na, chuối, chôm chôm, măng cụt, nhãn…

Phòng ngừa là chữa khỏi các bệnh viêm xoang, viêm xương chũm, áp xe não, các bệnh về tai.

Chữa khỏi các loại bệnh ngoài da nhất là các loại mụn nhọt,lở loét, chốc đầu cho trẻ.

Nhỏ các loại thuốc sát khuẩn vào mũi khi trẻ viêm long đường hô hấp trên, tránh hậu hoạ viêm màng não mủ vừa tránh viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, phế quản phế viêm, viêm phế quản cấp…

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.