Hiện nay, bệnh viêm xương chũm cấp tính hãy còn và thường gặp mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em. Bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sức và sự phát triển trí tuệ cùng thể lực, còn nhiều biến chứng hiểm nghèo, dễ tử vong
Nguyên nhân do viêm tai giữa cấp tính, điều trị không đúng phương pháp.
Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp sởi, cúm… và bệnh tích từ tai giữa lan tràn vào xương chũm rất nhanh do sức đề kháng cơ thể kém.
Nhiễm các vi khuẩn liên cầu tan máu bêta nhóm A, cơ thể suy yếu. Các tế bào nơi xương chũm nhiềm, to… đều gây viêm xương chũm cấp tính.
Biểu hiện lâm sàng điển hình thường gặp ở trẻ nhỏ bị viêm tai giữa cấp ba tuần. Các triệu chứng toàn thânvà cơ năng đang dịu, đột ngột tăng dần. Bệnh nhi sốt cao, sốt kéo dài, nhiệt độ 40-41°C. Thể trạng mệt mỏi, trẻ quấy khóc, ăn kém, ngủ kém.
Trẻ hài nhi, trẻ nhỏ, có dấu hiệu viêm màng não, co giật, nôn, thóp phồng.
Triệu chứng cơ năng là dấu hiệu đau tai, đau tăng lên khá đột ngột, dữ dội, đau sâu trong tai, lan vùng chũm vùng thái dương đỉnh, đau nhiều về đêm.
Nghe kém tăng lên khá rõ, nghe kém thể truyền âm kèm theo ù tai và chóng mặt.
Triệu chứng thực thể là da vùng chũm nề, đỏ, hơi nóng, ấn vùng chũm sau tai có phản ứng. Mủ nhiều, đặc, mà vàng kem, thường có mùi hôi. Màng tai nề, dày, đỏ, lỗ thủng nhỏ, bờ không rõ. Có thể thấy dấu hiệu điên hình đầy hay xoá góc sau trên do da ống tai vùng đó đỏ, sát màng tai nề hay bong ra.
Chụp phim X. quang tư thể Schuller cho thấy hình ảnh bên cạnh xương chũm bị mờ hơn, các vách thông bào dày mờ không rõ, một số bị phá huỷ hai hốc rộng, mờ.
Tiến triển của viêm xương chũm cấp tính, không bao giờ tự khỏi. Không điều trị sẽ viêm xương chũm mãn tính, viêm xương chũm xuất ngoại và biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng thường gặp là viêm xương, cốt tuỷ viêm các xương ké cận, gặp ở trẻ nhỏ, thể trạng suy
yếu đang mắc các bệnh nhiêm khuân. Thường gặp viêm xương đá, có thể lan đến mỏm xương đá gây liệt, với hội chứng Gradengo, cốt tuỷ viêm xương thái dương,xương chấm với hội chứng nhiễm khuân nặng.
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII. Viêm mê nhĩ do bệnh tích đi và tai trong.
Biến chứng nội sọ gây viêm màng não, gặp nhất ở trẻ em. Viêm tĩnh mạch bên. Áp xe não, áp xe ngoài màng não.
Phòng tránh là phải chữa khỏi viêm tai giữa cấp tính, chữa khỏi các bệnh viêm long đường hô hấp cấp và các bệnh tích từ tai giữa lan vào xương chũm. Nâng sức đề kháng cơ thể cho trẻ. Chống nhiễm liên cầu tan máu bêta nhóm A.
Điều trị nội khoa ở trường hợp viêm xương chũm thể hiện cấp, tiến triển quá nhanh, rầm rộ bằng kháng sinh đặc hiệu. Khi bệnh đã qua tình trạng thâm cấp, cấp hay bán cấp, chuyển sang điều trị, ngoại khoa sớm, tránh tổn thương chưa lan rộng, chưa ảnh hưởng đến sức khoẻ và tránh biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật là mở rộng sào bào với hài nhi, khoét xương chũm, dẫn lưu mủ, vẫn bảo tồn được sức nghe.