Phân tích sâu tư duy sáng tạo Trung y về dạng bào chế Hoàn, thang, tán
Người làm Trung y đều biết, Trung dược có các dạng bào chế hoàn, thang, tán. Mỗi loại đều có những sở trường riêng, ý nghĩa của mỗi loại trong Trung y : hoàn tác dụng chậm, thang thì hấp thu dễ dàng, hiệu quả nhanh, tán thì tan chậm, chỉ vài chữ đơn giản vậy lại là kết tinh tinh túy của Trung y. Bài viết hôm nay mang đến cho mọi người phân tích 1 chút về hoàn, thang, tán này.
Đầu tiên hiểu 1 chút về dạng thuốc hoàn, thang, tán là gì ?
1. Thuốc Hoàn
Thuốc Hoàn thường được gọi là thuốc hoàn hoặc thuốc viên. Dược liệu được đem nghiền thành bột mịn, sau đó cho thêm nước sôi để nguội hoặc mật, hoặc là hồ gạo, hồ mì kết dính lại với nhau vê thành viên hình tròn. Căn cứ vào yêu cầu điều trị, trọng lượng và kích thức của viên hoàn sẽ khác nhau. Có loại nhỏ như kích thước Bạch giới tử, có loại to như viên đạn, cũng có như hạt đậu xanh hoặc hạt ngô đồng to. Hoàn to trọng lượng mỗi viên khoảng một tiền, hai tiền hoặc ba tiền. Hoàn nhỏ từ hai đến bốn trăm viên, hoàn nhỏ hơn mỗi sáu trăm đến một nghìn năm trăm viên, hoàn nhỏ hơn nữa thì năm nghìn đến mười nghìn viên.
Thuốc hoàn uống vào dạ dày, hấp thu tương đối chậm, hay dùng trong các bệnh mạn tính phải uống thời gian dài. Vậy nên người xưa nói thuốc hoàn tác dụng chậm, chính là ý đó. Ngoài ra, bệnh ở hạ tiêu cũng thường dùng thuốc hoàn, lấy tác dụng hấp thu từ từ đến ruột mới phát sinh tác dụng, cũng có chứng cấp, chứng nặng chọn dùng thuốc hoàn, do thành phẩm bào chế sẵn, tiện sử dụng.
2. Thuốc Thang
Là loại thuốc sắc, sắc theo chỉ định lấy nước thuốc, đổ ra sau đó cho thêm nước vào sắc lại, lần thứ nhất là nước đầu, lần thứ hai là nước sắc lần hai. Thông thường, mỗi thang đều sắc hai lần, cách uống có đầu, hai nước chia ra uống, cũng có lấy nước đầu, nước hai gộp lại sau đó lại chia ra làm hai lần uống. Trên Lâm sàng thuốc thang ứng dụng rộng nhất, không chỉ hấp thu nhanh, tác dụng mạnh mà còn tùy chứng gia giảm.
3. Thuốc Tán
Tức tán thành bột, lấy dược liệu đem nghiền thành bột mịn, cách làm có chia ra nghiền, hợp lại nghiền, nghiền lần lượt. Thông thường hợp nghiền dùng nhiều, nhưng thuốc mang tính dính như các loại Nhũ Hương, Một Dược, Huyết Kiệt, Hài Nhi trà, hoặc thuốc có tính dầu mạnh như Xạ Hương, Băng Phiến, Chương Não hoặc những vị thuốc tương đối quý như Tê Giác, Linh Dương Giác, Trân Châu, Mật gấu, Thiềm tô, đều dùng phân ra nghiền, phối phương nghiền lần lượt là vì ở trong phương có chứa một lượng nhỏ thuốc quý hoặc có những loại thuốc kia thì chắc chắn nên phân ra nghiền, đem thuốc phối với nhau nghiền xong cho vào trong bát nghiền thuốc, sau đó thêm vào các loại bột thuốc khác lượng đều nhau, sau khi nghiền đều rồi sau đó lại cho thêm một lượng như nhau các loại bột đó vào nghiền cùng, tiếp tục tăng thêm số lượng, tăng thêm đến khi toàn bộ hỗn hợp đều thì dừng lại, thuốc tán dùng uống trong, dược lực nhanh hơn thuốc hoàn, cũng dùng ngoài để đắp.
Trong sách cổ luận về hoàn, thang, tán làm như thế nào?
Cổ phương dùng dạng thang sắc nhiều nhất, dùng hoàn, tán rất ít, sắc bột cổ phương không dùng, duy chỉ có người ngày nay làm. Thành phần chính muốn đạt đến ngũ tạng tứ chi không gì bằng thang, muốn lưu ở trong dạ dày không gì bằng tán, thời gian dài sau tán không bằng hoàn. Không độc thì dùng thang, độc ít dùng tán, đại độc dùng hoàn. Còn muốn nhanh dùng thang, hơi chậm dùng tán, thật chậm dùng hoàn, cái này là tương đối. Gần đây dùng thang sắc đều ít, nên thang đều dùng hãm bột, phần lớn thuốc thang khí lực nguyên vẹn, mạnh mẽ, lực gấp bội lần so với hoàn, tán. hãm bột thuốc uống một ngụm không quá ba, năm tiền, so về sức tác dụng há địch nổi tác dụng của thang ? Thang có sức tác dụng lớn, nên không nên mất đi giá trị, người trị bệnh giỏi dùng toàn diện, khó có thể vài câu nói hết được.
Kỳ thực, bài viết này đã nói đến lời mở đầu của chúng tôi, Hoàn thì tác dụng chậm, thang thì nhanh, tán thì tan chậm. Như vậy trên lâm sàng thực hành cần sử dụng như thế nào?
Chúng ta đưa ra ví dụ, ví dụ muốn trừ khử nội thấp, thấp khí bên trong cơ thể có thể phân làm thủy ẩm, đàm ẩm. Vê vật lý học mà nói, thủy ẩm này có độ đặc dính tương đối loãng, đàm ẩm thì tương đối đặc, vậy lúc đó chúng ta dùng thuốc gì để đạt được mong muốn, thang thì lan tỏa, khi nội thấp trong cơ thể tương đối đặc, dùng thuốc thang dễ dàng còn thuốc tán, thuốc hoàn có dễ không? Mà đang lúc thủy khí làm thành thủy ẩm, độ đặc dính tương đối loãng, vậy nên dùng các loại tác dụng tương đối nhanh. Để lại cho bạn một chút suy nghĩ. Trong Trung y là “ tương ngộ”, đặc dính và loãng, lấy cái gì để trị nó !
Bản dịch của Vô Thường