“ÂM ĐỈNH”

 

CHÂM CỨU CHỮA SA DẠ CON
CHÂM CỨU CHỮA SA DẠ CON

a) KHÁI-THUẬT:

‘Ấn-đỉnh’ là chỉ vào chứng bệnh mà tử-cung thoát ra ngoài miệng của Âm-đạo ,chứng này thường thấy ở người phụ-nữ lao-động.

Bệnh này đa số do khí hư bất- túc, trung-khí bị hãm xuống dưới, mạch Xung và mạch Nhậm không vững, không kín, hoặc do lao lực quá-độ và chứng đại-tiện bị bí mà răng sức rặn tồn-thương đến bào-lạc, làm mất đi sự giữ vững mà ra. Đúng như sách Y-tông kim-giam đã nói:”Phụ-nữ bị chứng Âm-đỉnh’, hoặc do bào-lạc bị tổn-thương, hoặc do dùng sức quá nhiều, hoặc do khí hư hãm xuống đưới, khí Thấp Tỳ nhiệt rót xuống dưới. Hoặc đo đường sinh-nở quá nhiều, tử-cung bị hư lãnh ,do sự giao-hợp nghịch lý, ý-dục không thỏa-mẩn,Thận khí bị hư-tôn, bát-mạch hư-tổn làm cho mạch Đái bị mất đi khả-năng ràng buộc của mình, mạch Xung và Nhậm không vững, không thể ràng buộc được bào (cung), tất cả đều có thể làm cho sinh ra chứng “tử-cung’ bị thoát ra ngoài Âm-đạo.

b) TRI-LIỆU:

+ Chứng-trạng: Vi-trí của tử-cung bị buồng lọt xuống dưới, hoặc thoát ra ngoài miệng Ấn-đạo, hình như trái lê hoặc như hình cái mồng gà. Nếu nhạ, nó chỉ thoát ra khi đi đứng hoặc lao-động mà thôi, nếu nặng, nó thường ló ra ngoài và lớn dần lên, thường kèm theo chứng tiểu nhiều lần hoặc bị đái, hoặc đại-tiên không thông. Nếu khí hư thường kèm theo chúng thiếu khí, lười nói, sắc điện trắng bệch, tiểu-phúc kéo tuột xuống. Nếu Thận hư kèm theo đầu choáng-vang-váng, tai kêu, lưng và gối đau buốt…

+ Phép trị: Bổ khí thăng hãm , điều mạch Xung

+ xử-phương và phép chấm-cứu: Bố Bách-hội, Đại. chùy đều 3 phân, cứu 5 tráng; bổ Khí-hải, Quy-lai, Tử-cung, Duy-bào đều 5 phân, cứu 3 tráng; châm Tam Âm-giao 5 phần, bình bổ bình tả.

+ Phép gia-giảm: Nếu Tỳ hư, thêm bổ Tỳ-du 3 phân; Trung-hoãn 5 phân, tiên tả hậu bổ; Nếu Thận hư thêm bổ Thận-du 3 phân; bổ Quan-nguyên 5 phân, bộ Chiếu-hải 3 phân; nếu tiểu-tiện bất-lợi, thêm Tiếu-trường-đu 3 phần, tiên tả hậu bố; bổ Quan-nguyên 5 phần; nếu kèm theo chứng có Thấpnhiệt thềm tả Âm Lăng-tuyền, Khúc-tuyến đều 5 phân, tả Thái-xung 3 phần.

Theo:” Cẩm nang châm cứu thực hành” của Huỳnh Minh Đức.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.