SÀI HỒ NAM

( CÂY NỨC)

SÀI HỒ NAM
SÀI HỒ NAM

Đọc thêm các tên khác:

1) Nhuyễn sài hồ 2) Nộn sài hồ 3) Hồng sài hồ
4) Tĩnh sài hồ 5) Bắc sài hồ 6) Trúc diệp sài hồ
7) Ngân sài hồ 8) Tứ xuyên sài hồ 9) Miết huyết sài hồ
10) Nuy lăng thái 11) Địa huân 12) Vân cao
13) Sơn thái 14) Như thảo 15) Nam sài hồ
Phép chế:    

 

Khoảng tháng 2 hoặc tháng 8 đào được rể gốc rửa sạch phơi khô để mà dùng.

Ỏng Lói Hiệu bàn rằng:

Muốn dùng sài hồ cho cẩn thận phải kiêng đồ sắt dùng những miếng vải to xát sạch đất hoặc dùng dao bằng bạc thái nhỏ phơi khô chớ cho nó vào lửa là không công hiệu gì mấy nứa.

Tinh chất:

Khí bình vị hơi đắng không độc.

Công hiệu:

Công hiệu của sài hồ sơ thông được can khí, khai được uất, nó có tà hòa giải được cả biểu lý.

Sài hồ thuộc về những đội thuốc thăng dương giải nhiệt. Nhất là nó chữa được chứng sốt rét, báng tích ngược tật hiệu nghiệm đặc biệt. Nó lại chứa được những chứng kết khí ở trong tâm phúc trường vị, ăn uống tích tụ tà khí nóng lạnh. Tính nó có thể đẩy lui được những cái cũ đi, để sinh ra cái mới được, uống nó nhẹ nhàng sáng mắt, ích tinh chữa được chưng thương hàn dưới trái tim phiền buồn nóng nực, và mọi chứng đờm nóng kết rắn hay là tà khí ở trong lòng ngực và những du khí chung quanh ngũ tạng, hay là người bị đình trệ ở trong đại tràng, chứng thủy trướng, thấp khí tê bại, có khi chấn tay co dúm lại, dùng nó nấu nước mà tắm rửa rất hay.

SÀI HỒ BẮC
SÀI HỒ BẮC

Thời nhà Thanh ông Tân Phụ có viết trong sách bản thảo Kinh sơ Chứng nói ràng:

Sài-hồ giữa mùa đông, gốc nó trắng mềm, múa xuân thì ngọn nó sê sinh ra mà mùa hè thì mới tốt, mùa thu thì mới chắc, tùy ở dương khí mà sinh ra ngọn, theo âm khí mà mềm rất hợp với nghĩa thiếu dựơng, vì thế cho nên những chứng bán biểu bán lý, muốn đem hòa giải dùng nó rất hay.

 

Thời nhà Thanh ông Giả Cửu Như viết trong sách biện dược chỉ nam rằng:

Sài hồ tính chất khinh thanh, chủ đưa lên và phát tán, vị nó hơi đắng, chủ sơ can, trừ nhiệt tà, tán cơ biểu nó là vị thuốc thuộc túc thiếu dương kinh chữa sốt rét trở đi trở lại hay là có báng tích, trị được chiều nhiệt.

Người Nhật Bản trong sách Hòang hán nói giống sài hồ sinh ra ở bờ bụi lá xanh, rễ vàng vị đắng, dùng nó rất hay, có thư sài hồ lá như lá hẹ thầy thuốc quen dùng.

Ông Tào Bình Chương nói rằng Sài hồ phần ngọn lá ờ ngoài trên mặt đất gọi là sài, rễ ăn vào đất gọi là hồ, thứ tốt ở Hồ bắc, ở Tương dương, hoặc ở Từ châu, ở Phương dương cũng khá.

Ông Trương Sơn Lôi bàn rằng:

Sài hồ vị hơi đắng, chuyên chữa tà nhiệt, cho nên thầy thuốc đều cho là vị hàn, song le cũng nên biết rằng: mùa xuân nó mới sinh ra, mà hương khí thơm tho, tính chất nhẹ nhàng thanh đạm khí vị đều bạc. Bởi vị nó bẩm thụ cái tinh khí thăng phát, nếu nó đối với các vị thuốc khác đã đắng thì hàn, tính hay tiết giáng, nhưng đối vội vị Sài hồ phần nhiều thuộc về tính chất hòa giải tràng vị tiêu tan được đờm ẩm đình trệ tích tụ.

SÀI HỒ NAM
SÀI HỒ NAM

Những phương phối hợp nhiều hiệu nghiệm

Bài bổ trung ích khí, trong có Sâm kỳ Qui truật thăng ma Sài hồ chữa được những người bị nguyên khí lao thương, tinh thần mỏi mệt rất tốt.

Một phương chữa người bị chứng nhiệt và huyết thất.

Dùng Sài hồ hợp với bài Tứ vật gia Trạch lan, ích mẫu rất hay.

Dùng Sài hồ, Thăng ma Can cát 3 thứ bằng nhau là bài Thăng dương tán hỏa tuyệt hay.

Một phương chữa người tự nhiên mắt đỏ dứ quá.

Dùng Sài hồ cùng với Sinh địa hoàng. Hoàng bá, Hoàng liên, Cam thảo, Cam cúc hoa, Huyền sâm, Liên kiều, Khương hoạt, Kinh giới tuệ, liệu lượng phân phối quân thần tá sứ, cân chừng tất cả 3, 4 lạng, nước nấu 3 lần, lấy tất cả chừng 2 bát rưỡi, chia ra ba lần uống nóng rất hay.

Một phương chữa người bị chứng thương hàn rồi tà nó nhập vào kinh lạc, làm ra da thịt nóng, thân thể người gầy còm ốm yếu.

Dùng Sài hồ Cam thảo nước nấu mà uống.

Xuất ở Hứa học sĩ bán sự phương

Một phương chữa người bị chứng cốt chưng khắp mình nóng như lửa.

Thân thể mỗi ngày càng thêm gầy còm vàng võ, lại phát ra mồ hôi trộm, ho háng phiền khát.

Dũng Sài hồ 4 lạng, đon sa: tức Thần sa 3 lạng đều làm ra bột, hòa mật lợn đực để trên nồi com, chung cho chín com chín thuốc, dũng hồ làm viên to bằng hạt đậu xanh, uống thang với nước nấu Đào nhân 0 mai mỗi lần 3 viên ngày uống 3 lần.

SÀI HỒ BẮC
SÀI HỒ BẮC

Thánh tế tống lục phương

Một phương chữa người bị chứng hư lao phát ra nóng dứ quá, dùng Sài hồ cũng với Nhân sâm 2 thư bằng nhau, làm ra bột, uống thang với nước Táo tầu, gừng sống nấu kỹ làm thang mà uống.

Xuất, trong Đạm liêu phương

Một phương chữa chứng thấp nhiệt hoàng đản cá người vang như nghệ bôi.

Dùng Sài hồ 1 lạng, Cam tháo 2 đồng cân, Bạch mao căn 5 đồng càn, nước nấu kỹ 3 lần mà uống, tùy ý uống được bao nhiêu cũng mặc ý cũng khôi.

Xuất ớ Tôn thượng dược bí báo phương.

Một phương chữa người bị chứng mắt kèm nhem tròng không rõ, nhất là chiều hôm càng tệ dùng Sài hồ Tháo quyết minh giã thật nát, hòa vói sửa người mà đắp trên mu mắt dần dần sáng ra.

SÀI HỒ BẮC
SÀI HỒ BẮC

Xuất trong Thiên kim phương

Một phương chưa người bị chung tích nhiệt hạ lị

Dùng Sài hồ Hoàng cầm 2 thư bằng nhau nứa rượu nửa nước náu cho thật kỹ, mang ra đổ nguội giữa lúc long không hãy uống.

Xuất ớ Tế cấp phương.

Dụng lượng:

Mỗi khi dùng Sài hồ thi đùng nó tử 5 phân cho đến 1 đồng cân rưởi.

Trường hợp phải kiêng Sài hồ. Phàm những ngươi đã bị chứng âm hư hạ hãm, hay là người bị chứng dương dốt nóng bốc lên dứ ớ trẽn, thi không nên dung Sái hồ.

Tính nó ghét Tạo giáp sự Nữ uyến Lê lô, nó rất ki hòa.

Bán hạ làm sứ nó.

SÀI HỒ
SÀI HỒ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.