HUYỆT Á MÔN 

啞门穴

Yă Mén, Du 15

Á MÔN HUYỆT
Á MÔN HUYỆT

Xuất xứ

«Tô vấn – Khí huyệt luận»

Tên gọi

“Á” có nghĩa là câm.

“Môn” có nghĩa là cống.

Cổ nhân cho rằng, nếu cứu nhầm huyệt nay có thể làm cho câm không nói được, nhưng những người bị câm người ta lại châm huyệt này để chữa. Do đó mà có tên là Á môn.

theo “Y kinh ” ghi rằng: “Á môn còn có tên khác là Thiệt viêm, ở sau gáy phía trong chân tóc 5 phân ngay chính giữa chỗ hòm. Cứu vào đó làm cho người ta cấm khẩu, nên gọi là Á môn”.

Tên Hán Việt khác :

Thiệt hoành, Thiệt viêm, Am môn, Thiệt cơn, Yếm thiệt, Hoành thiệt, Thiệt thũng.

Huyệt thứ 15 Thuộc Đốc mạch.

Đặc biệt “Hội” của Đốc mạch và Dương duy mạch.

Á MÔN HUYỆT
Á MÔN HUYỆT

Mô tả huyệt

1. Vị trí xưa:  Chỗ hõm mềm ỏ phía trong chân tóc gáy (Giáp ất), ơ chân tóc gáy đo lên trên 0,5 thốn (Đại thành).

2.    Vị trí nay: Huyệt nằm giữa hai mỏm gai của đốt sống cổ 1 và 2. Khi điểm huyệt nên ngồi thắng, đầu hơi cúi tới phía trước.

3.    Giải phẫn, Thần kinh: Dưới huyệt là gân cơ thang, cơ bán gai, cơ thẳng sau đầu to, màng đội- trục sau. Dưới mỏm là ống sống. Thần kinh vận động có do 3 ngành sau của 3 dây thần kinh sống cô trên và nhánh của dày sọ não số XI. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoan thần kinh C3.

Á MÔN HUYỆT
Á MÔN HUYỆT

Hiệu năng của huyệt :

Thông khiếu lạc, thanh thần chí, lợi xương khớp.

Tác dụng trị bệnh:

1. Tại chõ Đau cứng vùng gáy.
2. Theo kinh Đau cứng cột sống.
3. Toàn thân Xuất huyết mũi không cầm. Câm, ngọng nghịu, lưỡi khó phát âm, rụt lưỡi, teo lưỡi, mất tiếng đột ngột. Điên cuồng.

Lâm sàng:

1 .Kinh nghiệm tiền nhân Phối Phong phủ trị co rút ưỡn cong người (Đại thành). Phối Quan xung trị lưỡi chậm khó nói (Bách chủng).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Dũng tuyển trị cấm khẩu do trúng phong. Phối Hưng phân, Nhân trung, Túc Tam-lý, Đại chung, trị khờ ngốc do di chứng tổn thương ở não. Phối Đại chùy, Cân súc, Yêu Dương-quan, Nhân trung, Hậu khê, Thân mạch trị phá thương phong. Phối Nhân trung, Hậu khê, Phong long trị động kinh. Phối Đại chùy, Ế minh, Nội quan, Túc Tam-lý, Tích Tam-huyệt trị não kém phát triển. Phối Nhân trung, Yêu kỳ trị động kinh. Phối Liêm tuyền, Nhỉ môn, Ế phong, Hợp cốc trị câm điếc.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thắng, sâu 1 – 2 thốn, mũi kim hướng tới phía miệng của bệnh nhân ngang với trái tai. Khi châm không được dùng thủ pháp với kỷ thuật vê kim hoặc đề tháp. Tại chỗ có cảm giác căng tức, khi châm sâu có cảm giác như điện giật xuống tứ chi, gặp cảm giác này lập tức phải rút kim lui không dược châm sâu thêm nữa. Khi sử dụng huyệt này cần phải nắm vững độ sâu, không được châm quá sâu hoặc chếch lên trên vì gặp hành tủy, nêu châm đụng vào hành tủy thì bệnh nhân có thê đứng tim và ngừng thổ ngay .

Phương pháp châm huyệt A môn
Phương pháp châm huyệt A môn

 

2. Cứu:

Cấm cứu, cứu có thê phát sinh nhức đầu, nặng lắm gây câm hoặc sinh các biến chứng khác

Tham khảo: 

1. «Giáp ất» quyến thứ 7 ghi rằng: “Cứng gáy châm Á môn”.
2. «Giáp ât» quyến thứ 12 ghi rằng: “lưôi rụt, câm không nói được, châm Á môn”.
3. < <Đồ dực> > ghi rằng: “Á môn chủ trị trúng phong lạnh tay lạnh chân chết dột ngột, bất tỉnh nhân sự.
4. <<Đồng nhân» ghi rằng: “Á môn trị cứng cổ gáy, lưỡi rụt không nói được, các loại khí thịnh dương nhiệt, chảy máu cam huyết không cầm, đau đầu mồ hôi không ra, sốt lạnh co giật cột sống lưng nảy ngược co rút, tâm thần phân liệt, đau đầu, châm vào 2 phân”.
5. <<Thánh lê>> ghi rằng: “Huyệt Á môn phía sau não, không được để cho tốn thương, nếu tôn thương sẽ làm cho người ta câm, khi giải huyệt nên châm Nhân trung, Thiên đột sâu 2 phân”
6. <<Tụ anh» ghi rằng: “Á môn là một trong chín huyệt đế cấp cứu hồi dương, hễ các loại tử vong do dương khí muốn tuyệt, đều nên dùng những huyệt này để điều trị”.
7. <Kim giám» ghi rằng: “Á môn, Phong phủ trị trúng phong lưỡi rụt, câm không nói được, thương phong thương hàn, đau dầu cứng gáy không quay qua quay lại được, các chứng co rút”

8. «Giáp ât» ghi rằng: “Huyệt Á môn còn gọi là Thiệt hoành, Thiệt yếm”.
9. «Giáp ât» ghi rằng: “Huyệt Á môn là nơi hội của Đốc mạch, Dương duy”.
10. Khi điếm huyệt Á môn, đầu của bệnh nhân hơi cúi thấp xuống một tí, để cơ vùng gáy thư giãn. Từ chính giữa bờ trên xương cột sống cổ thứ 2 châm hướng xuống phía cằm sâu 1 – 2 thốn, người bệnh có cảm giác phát run thì không nên châm tiếp phải rút kim ra ngay. Nếu châm phải huyệt Á môn mà sinh ra mất tiếng, bị câm phải trong vòng nửa năm trở lui nên châm các huyệt Nhân trung, Thiên dột, Thủy tuyền, Kim môn, có thê thu được hiệu quá, nếu hơn nửa năm thì khó có hiệu quả.
11. Huyệt Á môn có thê trị liệt, hoặc mất tiêng do hysteria, đối với mất tiếng mới phát hoặc do nguyên nhân hysteria gây ra dùng Á môn có hiệu quả, nhưng cần phải có cảm giác đắc khí tê như diện giật toàn thân mói thu được hiệu quả.
12. Tại sao châm huyệt A môn lại có thể trị dược câm điếc ? Quan hệ tới huyệt Á môn trị câm điếc, qua y sử liệu đã ghi chú tương đối nhiêu. Trong “Giáp ất kinh” có ghi: “lưỡi hoãn, câm không nói được”, “Thánh huệ phương” có ghi: “lưỡi cấp”, “Châm cứu tụ anh” có ghi “trùng thiệt”. Tác dụng khai âm của huyệt Á môn có liên quan tới sự phân bố tuần hành của Đốc mạch. “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi nhận mô tả tỉ mỉ đường tuần hành của Đốc mạch, trong đó có nói: “Lên đến Á môn, hội với Dương duy, rồi vào gốc lưỡi, thẳng lên đến Phong phủ, hội với Túc Thái dương, Dương duy, rồi cùng nhập vào trong não”, nói lên khi Đốc mạch lên đến huyệt Á môn, cùng giao hội với Dương duy mạch, sau dó từ huyệt Á môn xuất phát ra một chi nhánh, nháp vào gốc lưỡi. Vi vậy châm huyệt Á môn đối với chức năng của lưỡi có tác dụng điều tiết trực tiếp, nhờ đó mà trị các bệnh chung về lưỡi như câm không nói được. Tuy nhiên trong văn hóa ghi lại có ghi huyệt A môn có thê gây ra câm. “Giáp ất kinh” ghi huyệt Á môn: “Không được cứu, cứu vào làm cho người ta câm” (Rát khả cứu, cứu khi lệnh nhân âm), “Thánh tế tông lục” lại nói: “Huyệt Á môn sau não, không được làm cho tổn thương, nếu tổn thương thi làm cho người ta câm, nên châm hai huyệt Nhân trung, Thiên đột sâu 2 phân”. Điều này khi ứng dụng trên lâm sàng nên chú ý. Huyệt A môn sâu bên dưới là hành tủy, cần nên nắm vững độ sâu và góc độ châm của hướng kim như trên đã trình bày.

Á MÔN HUYỆT
Á MÔN HUYỆT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.