HUYỆT BẾ KHỔNG
閉孔穴
NP127 BÌgùan
Đặc biệt Tân huyệt.
Mô tả huyệt :
Đầu mút cuối của xương cùng cụi, đo ra mỗi bên 2 thốn.
VỊ trí huyệt Bê không
Tác dụng trị bệnh:
Đau dây thần kinh hông to, liệt hạ chi.
Phương pháp châm cứu:
Châm Thắng, sâu 3 – 4 thốn
HUYỆT BỄ QUAN
髀關 穴
S31 Bigùan (Pi Koann).
Xuất xứ của huyệt Bễ Quan:
«Linh khu – Kinh mạch».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Bễ Quan:
– “Bễ” có nghĩa là đùi chân hay bắp đùi.
– “Quan” có nghĩa là khớp.
Mạch của Túc Dương-minh đến mép của đùi ổ mặt trước khớp hông. Huyệt sát vđi khớp nay. Nên gọi là Bễ quan (Khớp đùi).
Huyệt thứ 31 Thuộc VỊ kinh
Mô tả huyệt của huyệt Bễ Quan:
1. Vị trí xưa :
Phía trên đầu gối nằm giữa khe hõm ở sau huyệt Phục thố (Giáp ất, Đồng nhàn. Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Nằm ngửa để điểm huyệt Phục thỏ (đo thẳng từ đầu gối lên là huyệt Phục thỏ). Từ huyệt Phục thố đo lên 6 thốn, khi đo Phục thố nhớ duỗi thang chân, như vậy đo từ đầu gối lên
Bễ quan đúng 12 thốn là huyệt. Hoặc kẻ đường ngang qua xương mu và đường thẳng qua gai chậu trước trên. Điểm gặp nhau của hai đường này nơi chỗ hõm giữa cơ may và cơ căng cân đùi, ngang với huyệt Hội âm.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:
là góc của cơ may vả cơ căng cân đùi, cơ thẳng trước đùi, khe của cơ rộng giữa đùi và cơ đái chậu. Dưới nữa là xương đùi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi, nhánh của dây thẩn kinh mông trên, các ngành ngang của đám rôi thắt lưng. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L2.
Vị trí huyệt Bễ quan
Tác dụng trị bệnh của huyệt Bễ Quan:
1. Tại chỗ Đau hoặc co duỗi khó ở đùi-háng, viêm cơ đáy-chậu.
2. Theo kinh, Toàn thân Phong thấp, liệt do di chứng tai biến mạch máu não, di chứng bại liệt.
Lâm sàng:
Kinh nghiệm hiện nay Phối ủy trung, Thừa sờn trị viêm khớp đùi vế. Phối Thừa sơn, Phong thị, Hoàn khiêu, Túc Tam-lý trị liệt hạ chi.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng hoặc xiên, sâu 1,5 – 3 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có khi lan xuống đầu gối.
2. Cứu 3 lửa
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo:
1. «Giáp ất» quyên thứ 10 ghi rằng: “Đầu gối hàn tý không có cảm giác, không co duỗi được, dùng huyệt Bễ quan làm chủ”.
2. «Đại Thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Huyệt Bễ quan chủ về đau thắt lưng, mất cảm giác ở chân, đầu gối tê lạnh mất cảm giác, liệt, đau gân cơ trong dùi không co duỗi được, bụng dưới đau gây đau họng”.