HẢI TUYỀN

海泉穴
EP 42 Hǎi quán xué

HẢI TUYỀN
HẢI TUYỀN

Xuất xứ của huyệt Hải Tuyền :

«Đại toàn», «ĐỒ dực».


Tên gọi của huyệt Hải Tuyền:

 

– “Tuyền” có nghĩa là suối.
Huyệt là nơi sự hợp nhất của nước dãi nên gọi là Hải tuyền.

HẢI TUYỀN
HẢI TUYỀN

Đặc biệt của huyệt Hải Tuyền:

Kỳ huyệt.

Mô tả huyệt của huyệt Hải Tuyền:

1. VỊ trí xưa :

Trên mạch khoảng giữa phía dưới lưỡi (Đại thành).

HẢI TUYỀN
HẢI TUYỀN

2. VỊ trí nay:

Nằm dưới lưỡi, điểm giữa nếp hãm lưỡi, nằm ngay giữa 2 huyệt Kim tân, Ngọc dịch.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hải Tuyền :

là niêm mạc lưỡi, vách lưỡi, cơ cầm-lưỡi, cơ móng-lưỡi – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thân kinh sọ não thứ V.

HẢI TUYỀN
HẢI TUYỀN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hải Tuyền:

Cơ thắt cơ hoành, đái đường, viêm lưỡi.

Lâm sàng của huyệt Hải Tuyền:

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thiêu thương, Hợp cốc trị viêm Amydal.

HẢI TUYỀN
HẢI TUYỀN

Phương pháp châm cứu:

Châm Thẳng sâu 0,1 thốn, cho ra tí máu, không châm sâu quá.

Tham khảo của huyệt Hải Tuyền:

1. «TỐ vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm dưới lưỡi trúng mạch máu ra quá nhiều không cầm thì câm”.
2. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Hải tuyền, ở trên mạch chính giữa dưới lưỡi. Chủ trị tiêu khát, châm ra máu”.

HẢI TUYỀN
HẢI TUYỀN

3. «Đại toàn» ghi rằng: “Lưỡi sưng trướng, do nhiệt cực khó nói, châm 10 huyệt thập tuyên, một huyệt Hải tuyền ở dưới lưỡi, một huyệt Kim tân ở bên trái dưới lưỡi, một huyệt Ngọc dịch ở bên phải dưới lưỡi”.
4. «Trung quốc châm cứu học» ghi rằng: “Trên nếp hãm lưỡi chính giữa dưới lưỡi, hơi ra sau (ở giữa) Kim tân và Ngọc dịch. Châm vào 2 phân nặng ra tí máu, chủ trị tiêu khát, nấc cụt“.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.