HẢI TUYỀN
海泉穴
EP 42 Hǎi quán xué
Xuất xứ của huyệt Hải Tuyền :
«Đại toàn», «ĐỒ dực».
Tên gọi của huyệt Hải Tuyền:
– “Tuyền” có nghĩa là suối.
Huyệt là nơi sự hợp nhất của nước dãi nên gọi là Hải tuyền.
Đặc biệt của huyệt Hải Tuyền:
Kỳ huyệt.
Mô tả huyệt của huyệt Hải Tuyền:
1. VỊ trí xưa :
Trên mạch khoảng giữa phía dưới lưỡi (Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Nằm dưới lưỡi, điểm giữa nếp hãm lưỡi, nằm ngay giữa 2 huyệt Kim tân, Ngọc dịch.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hải Tuyền :
là niêm mạc lưỡi, vách lưỡi, cơ cầm-lưỡi, cơ móng-lưỡi – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thân kinh sọ não thứ V.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Hải Tuyền:
Cơ thắt cơ hoành, đái đường, viêm lưỡi.
Lâm sàng của huyệt Hải Tuyền:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thiêu thương, Hợp cốc trị viêm Amydal.
Phương pháp châm cứu:
Châm Thẳng sâu 0,1 thốn, cho ra tí máu, không châm sâu quá.
Tham khảo của huyệt Hải Tuyền:
1. «TỐ vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm dưới lưỡi trúng mạch máu ra quá nhiều không cầm thì câm”.
2. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Hải tuyền, ở trên mạch chính giữa dưới lưỡi. Chủ trị tiêu khát, châm ra máu”.
3. «Đại toàn» ghi rằng: “Lưỡi sưng trướng, do nhiệt cực khó nói, châm 10 huyệt thập tuyên, một huyệt Hải tuyền ở dưới lưỡi, một huyệt Kim tân ở bên trái dưới lưỡi, một huyệt Ngọc dịch ở bên phải dưới lưỡi”.
4. «Trung quốc châm cứu học» ghi rằng: “Trên nếp hãm lưỡi chính giữa dưới lưỡi, hơi ra sau (ở giữa) Kim tân và Ngọc dịch. Châm vào 2 phân nặng ra tí máu, chủ trị tiêu khát, nấc cụt“.