MẠCH PHẾ MAO (PHÙ)
A- NGUYÊN VĂN :
Thu mạch giả phế dã, tây phương kim dã, vạn vật chi sở dĩ thu thành dã, cố kỳ khí lai, khinh hư dĩ phù, lai cáp khứ tán, cô viết phù, phản thử giả bệnh.
Hà như nhi phản ?
Kỳ khí lai mao nhi trung ương kiên, lưỡng bàng hư, thử vị thái quá, bệnh tại ngoại; Kỳ khí lai, mao nhi vi, thử vị bất cập, bệnh tại trung.
Thu mạch thái quá dữ bất cập kỳ bệnh giai hà như ?
Thái quá tắc lệnh nhân nghịch khí nhi bôi thông, uấn uấn nhiên(1); Kỳ bất cập tắc lệnh nhân suyễn, hô hấp thiểu khí nhi khái, thượng khí kiến huyết, hạ văn bệnh âm.
(Tố vấn : Ngọc cơ chân tạng luận).
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Mạch mùa thu ứng với tạng phế, phê thuộc hướng tây là hành kim trong ngũ hành, mùa thu là mùa thu hoạch của vạn vật, nên mạch khí đến phù nhẹ nhàng mà hư vô, đên cấp mà đi tán, nên gọi là mạch phù. Nếu mạch tượng khác thường tức là mạch bệnh.
Thế nào mới gọi là mạch tượng khác thường ?
Nếu mạch khí đến phù mà giữa rắn chắc hai bên hư, đấy gọi là thái quá. chủ bệnh tại ngoại; Nếu mạch khí đến phù mà vi, gọi là bất cập, chủ bệnh tại lý.
Mạch tượng mùa thu thái quá hay bất cập bệnh chứng ra sao ?
Mạch phế thái quá khiến người khí nghịch, đau lưng, bứt rứt khó chịu; Mạch phế bất cập khiến người suyễn thở hụt hơi và ho, trên thì khí nghịch ho ra máu, dưới thì nghe tiếng thở như sáo thổi.
D- CHÚ THÍCH :
(1) uấn uấn nhiên: Khí uất bứt rứt khó chịu.
(2) Hạ văn bệnh âm : Sách Thái tố chú:“Bên dưới nghe tiếng suyễn thở trong ngực”.