MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)

MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)
MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)

A- NGUYÊN VĂN :

Đông mạch giả thận dã, bắc phương thủy dã, vạn vật chi sở dĩ hợp tàng dã, cố’ kỳ khí lai trầm dĩ bác, cố viết dinh(1), phản thử giả bệnh.
Hà như nhi phản ?
Kỳ khí lai như đạn thạch giả, thử vị thái quá, bệnh tại ngoại; Kỳ khứ như sác(2)giả, thử vị bất cập, bệnh tại trung.
Đông mạch thái quá dữ bất cập, kỳ bệnh giai hà như ?
Thái quá tắc lệnh nhân giải diệc, tích mạch thống nhi thiểu khí bất dục ngôn; Kỳ bất cập tắc lệnh nhãn tâm huyền như bệnh cơ(3), diệu(4)trung thanh, tích trung thống, thiếu phúc mãn, tiểu tiện biến xích hoàng.
(Tố vấn : Ngọc cơ chân tạng luận).

MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)
MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Mạch mùa đông ứng với tạng thận, thận thuộc hướng bắc là hành thủy trong ngũ hành, mùa đông là mùa vạn vật đều bế tàng, nên mạch khí đến trầm mà dội mạnh dưới ngón tay, nên gọi là mạch dinh. Nếu mạch tượng khác thường là mạch bệnh.
Thế nào mới gọi là mạch tượng khác thường ?
Nếu mạch khí đến rắn chắc như búng tay vào đá, đấy gọi là thái quá, chủ bệnh tại ngoại; Nếu mạch đi như mạch sác thì gọi là bất cập, chủ bệnh tại lý.
Mạch tượng mùa đông thái quá hay bất cập có bệnh chứng ra sao ?
Mạch đông thái quá khiến người lười chài bải hoải, đau sống lưng, hụt hơi, biếng nói. Mạch thận bất cập thì lòng canh cánh như bụng đói, dưới hông sườn lành lạnh, cột sống lưng đau, bụng dưới đầy, nước tiểu biến màu vàng đỏ.

MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)
MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)

D- CHÚ THÍCH :

(1) Dinh: Chỉ mùa đông xuất hiện mạch trầm thạch. Ngô Côn chú:“Dinh là dinh lũy, lính giữ ở đây. Mùa đông lạnh lẽo, vạn vật bế tàng, mạch đến trầm thạch, như lính gác dinh lũy vậy”.

(2) Kỳ khứ như sác Chỉ: mạch đi nhanh tựa như mạch sác. Mạch sác chủ nhiệt, nhưng ở đây chủ hư, nên dùng chữ như sác để phân biệt. Sách Loại kinh chú:”Mạch sác vốn thuộc nhiệt, nhưng đây là mạch chân âm bị hao tổn, nên mạch tất phải khẩn sác, càng hư thì càng đi sác, vậy sác đây không phải là dương thịnh thực nhiệt, cho nên nói“như sác”là có dụng ý sâu xa cần có sự phân biệt”.
(3) Tâm huyền như bệnh cơ : Tâm huyền là chỉ lòng canh cánh. Câu này ý nói lòng canh cánh như bụng đói.
(4) Diệu: Chỉ chỗ eo hông sườn.

MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)
MẠCH THẬN THẠCH (TRẦM)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.