HUYỆT NHU HỘI
臑㑹穴
TE 13 Nào huì xué (Nao Roe)
Xuất xứ của huyệt Nhu Hội:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Nhu Hội:
– “Nhu” có nghĩa là cánh tay trên.
– “Hội” có nghĩa là gặp nhau hay giao chéo nhau.
Huyệt là nơi giao nhau, nơi mà kinh Tam tiêu giao chéo với kinh Dương-duy. Do đó mà có tên là Nhu hội.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Nhu hội, Nhu chỉ cánh tay trên. Huyệt là hội của Tam-tiêu và Dương duy, nên được gọi là Nhu hội”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Nhu Hội:
Nhu liều, Nhu giao
Tên đọc khác của huyệt Nhu Hội:
Tý nao
Huyệt thứ :
13 Thuộc Tam-tiêu kinh
Đặc biệt của huyệt Nhu Hội:
Hội của Thủ Thiếu-dương kinh và Dương-kiều mạch.
Mồ tả của huyệt Nhu Hội:
1. VỊ trí xưa:
Bò trước vai, cách mỏm vai 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Ngồi ngay, xác định huyệt Kiên liêu, ở chót vai đo xuống 3 thốn thẳng với huyệt Thiên tỉnh. Huyệt nằm bờ sau cơ tam giác.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Nhu Hội :
là bờ sau dưói của cơ Delta, khe giữa phần dài và phần rộng ngoài của ba đầu cánh tay, xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ và các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C5.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Nhu Hội:
Tại chỗ, theo kinh :
Sưng tuyến giáp, Đau vai, đau cánh tay.
Lâm sàng của huyệt Nhu Hội:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Kiên tiền, Kiên trinh trị chứng vai cứng, cứng khớp vai, viêm quanh khớp vai.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Nhu Hội:
«Đại thành» ghi rằng: “Cánh tay đau nhức yếu không nâng lên được, sốt lạnh, sưng vai dẫn đến đau giữa bả vai, bướu cổ “.