ĐAU CÁNH TAY TRÁI

ĐAU CÁNH TAY TRÁI
ĐAU CÁNH TAY TRÁI

Bệnh nhân: (nữ), 46 tuổi.
Nhân viên Đài tiếng nói Nhân dân Thành phô Ho Chí Minh.
Vào viện: ngày 14-2-79.
Bệnh án số: 0348, Cơ sờ Thừa kế. Viện YDHDT.
Chứng bệnh. Đau nhức cánh tay trái, nhức trong xương, nhức suốt cánh tay chạy tới vai bên trái, nhức vào buổi sáng, ăn kém, vì nhức không ngủ được.
Khám.
Vọng: Người gầy yếu, sắc mặt sạm.
Văn: Tiêng nói lừ đừ mệt mỏi

Thiết: Hữu trầm nhược.
Tả khẩn trì.
Kết luận: Tỳ khí suy, can khí hàn.
Thuốc chữa:
Tô diệp 6g                            Hậu phác I2g
Tràn bì 6g                             Bán hạ 6g
Biến đậu 10g                        Xương bồ 10g
Hương phụ 10g
Tái khám 3 lần sau, đều được bớt dần dần, thuốc y đơn trên và.
Lần thứ nhất thêm Ngũ gia bì 10g, Cây lá ké lOg.
Lần thứ hai thèm Xuyên khung 10g.
Lần thứ ba, bệnh khỏi hoàn toàn, cho bồi dưỡng Hà Sâm 2 lọ. Sữa ong chúa 2 lọ, ra Viện 18-4-79.

ĐAU CÁNH TAY TRÁI
ĐAU CÁNH TAY TRÁI

THẢO LUẬN

Bệnh lý

Đau cánh tay trái, tay trái thuộc can huyết, can huyết bị lạnh, vì có lạnh mới đau nhức.
Huyết thuộc âm, huyết bị lạnh mới lâm râm nhức suốt đêm, đêm thuộc âm.
Nhức trong xương. Xương bị lanh mới nhức, xương thuộc thận, Thận lạnh thì xương lạnh mà nhức, nhức trong xương cánh tay nhiều nó chạy ra vai.
Nhức vào buổi sáng thuộc dương, trong người không đủ sức nóng (dương) hợp với khí dương ban sáng mà nhức, vào buối sáng nhiều hơn.
Dương khí trong người không đủ đây là dương khí của tỳ vị, tỳ vị hàn lạnh thì thiếu dương khí cho nên sắc mặt sạm. tỳ vị hàn lạnh không ăn được cho nên người gầy yếu rớt vì kém ăn mà ít ngủ làm mệt, tiếng nói nhỏ yếu.
Hàn lạnh này là ngoại hàn xâm nhập hiệp với nội tàng của bệnh nhân cũng hàn tấn cồng, tấn công vào khí phân (tỳ) khí phận suy yếu, tấn cổng vào huyết phận (can) huyết phận ngưng đọng, khí suy yếu, huyết ngưng đọng làm đau nhức, đúng với mạch trầm nhược ở tay phải là tỳ khí hàn, khẩn trì ở tay trái là can huyết hàn.

Y lý

Cứ mạch luận bệnh: Nhược là suy yếu, trì là hàn lạnh, khẩn là đau nhức, trầm là bệnh dã chìm đắm trong huyết mạch khá lâu (tại lý).
Trầm nhược ở tay phải là tỳ khí suy nhược, khẩn trì ở tay trái là hàn lạnh trong can khí.

Cách chữa: Tỳ khí suy yếu cứ làm cho mạnh, can khí lạnh cứ làm cho ấm, bệnh nhân này chỉ uống một đơn vị 10 vị trước sau trong 6 tuần không thay đổi là khỏi và khỏe mạnh. Nếu ta không tin vào mạch lại cứ nhìn vào chứng rồi cho bệnh này là huyết hư, huyết nhiệt để rôi dùng thanh nhiệt bổ huyết thời huyết được vào càng làm cho hàn trệ mà đau nhức thêm.
Hay ta bảo bệnh hãn này là phong thấp mà khu phong trừ thấp thời phong được vào càng làm cho mất máu hao người thêm, tất cả đã khỏi bệnh, lại hao sức người mà bệnh kéo dài đến chứng nào mới khỏi nhất là huyết dược phong dược còn tốn nhiêu tiền hơn.
Tóm lại, bệnh cứ đau nhức cánh tay trái này là can khí và tỳ khí hàn, chữa cứ cho tán hàn ôn khí là khỏi, thật rõ như ban ngày.

Dược lý

Tán ngoại hàn không hại đến huyết dịch mà lại còn, sinh dương cho ấm cơ nhục gì bằng Tô diệp. Thông hành kinh mạch cho dương khí đi lẽn đâu mặt và tay với vai lại chấn động khai thông dương khí trong trí não, có Xương bồ. Tán hàn khí mà chấn thương dương khí ờ can. ấm gan mà thuận khí tiêu thực, có Hương phụ Khua động mạch máu, tán hàn trong mạch máu, không cho máu bị hàn mà ngưng động, có Xuyên khung với Huyết rồng.
Khu trục hàn khí ở tỳ vị cho tỳ vị ôn ấm thèm ăn, Trần bì, Hậu phác với Hương phụ. Nuôi dưỡng tỳ vị và trừ dư nhiệt ở tỳ vị có Biển đâu. Khu trục đàm khí cũng khích dộng cho tỳ khí linh hoạt có Bán hạ. Đồng thời khu phong thấp, bổ thận, cứng gân xương có Ngũ gia bì, Cây ké. Đó là ý nghĩa công năng dược lý từng vị một trong việc chữa bệnh này mà nhìn chung thấy toàn Nam dược và cũng không có gì là tiêu hao.

ĐAU CÁNH TAY TRÁI
ĐAU CÁNH TAY TRÁI
Bài trướcBỆNH HO
Bài tiếp theoNÔN NGHÉN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.