HUYỆT TRỬU LIÊU Ở ĐÂU?
肘髎穴
LI 12 Zhǒu liáo xué.

Xuất xứ của huyệt Trửu Liêu từ sách nào?
«Giáp ất».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trửu Liêu là gì?
– “Trửu” có nghĩa là khuỷu ngón tay.
– “Liêu” có nghĩa là khe xương.
Co tay, huyệt Khúc trì xiên ra ngoài chừng 1 thốn đ bờ ngoài xương cánh tay nơi có đưỏng khe ỏ khuỷu tay, nên có tên gọi là Trửu liêu (khe hổ khuỷu tay).

Tên Hán Việt khác của huyệt Trửu Liêu là gì?
Trủu tiêm.
Huyệt thử:
12 Thuộc Đại-trường kinh.

Vị trí của huyệt Trửu Liêu ở đâu?
1. Vị trí xưa:
Chỗ hỏm phía ngoài lồi câu xương cánh tay (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:
Co tay, huyệt Khúc tri xiên lên ra ngoài chừng 1 thốn ở bờ ngoài xương cánh tay.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Trửu Liêu là gì?
là rãnh giữa cơ 3 đầu cánh tay và chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C5.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Trửu Liêu là gì?

Tại chỗ, Theo kinh:
Đau khớp khuỷu-cánh tay, viêm lồi cầu xương cánh tay.
Lâm sàng của huyệt Trửu Liêu là gì?

Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Khúc trì, Thủ Tam- lý trị viêm lồi cầu xương cánh tay. Phối Khúc trì, Ngoại quan, Túc Tam-lý trị liệt chi trên, đau nhức chi trên. Phối Dưỡng lão trị đau cứng vai.

Phương pháp châm cứu của huyệt Trửu Liêu như thế nào?
1. Châm Xiên, theo bò trước xương cánh tay, sâu 1 – 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác càng tức.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

Tham khảo của huyệt Trửu Liêu:
1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Mỏi nặng khớp vai khuỷu tay, đau cánh tay, khó co duỗi, dùng huyệt Trửu liêu làm chủ”.

2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Trửu liêu chủ trị về phong lao thích ngủ, phong thấp tê ở khớp khuỷu tay, đau cánh tay không đưa cao, co duỗi đau, tay khớp khuỷu mất cảm giác”.

3. «Đại thành» quyên thứ 8 ghi rằng: “Sưng đỏ cánh tay, đau nhức khớp tay, dùng huyệt Trửu liêu, Kiên ngung, Uyên cốt”.
