HUYỆT NGOẠI QUAN

外關穴
TE 5 Wài guān xué ( Oaé Koann )

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

Xuất xứ của huyệt Ngoại Quan:

«Linh khu – Kinh mạch»

Tên gọi của huyệt Ngoại Quan:

– “Ngoại” có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt bên ngoài của cẳng tay.
– “Quan” có nghĩa là cửa ải.
Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là “Lạc” huyệt của Thủ Thiếu-dương. Từ đó, một nhánh kết hợp vói Thủ Quyết-âm Tâm-bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng trực tiếp đối diện với cửa ải bên trong (Nội quan). Do đó mà có tên là Ngoại quan.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Ngoại quan, ở giữa hai bên phía sau cổ tay 2 thốn, thông với Nội quan, lòng bàn tay chủ về loại âm huyết, Thủ Thiếu-dương là cửa ải của dương khí, nên được gọi là. Ngoại quan”.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

Huyệt thứ:

5 thuộc Tam-tiêu kinh

Đặc biệt của huyệt Ngoại Quan:

Lạc huyệt của Thủ Thiếu-dương, biệt tẩu Quyết-âm. Một trong bát mạch giao hội, thông ở Dương-duy mạch.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

Mô tả của huyệt Ngoại Quan:

1. VỊ trí xưa:

Sau cổ tay 2 thốn, chỗ hõm của hai xương {Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

2. Vị trí nay:

Từ huyệt Dương trì đo lên 2 thốn, huyệt ở giữa khe xương quay và xương trụ.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngoại Quan:

là khe giữa các cơ duỗi chung và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài, với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhanh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C7.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngoại Quan:

1. Tại chồ, theo kinh :

Đau thần kinh tay trước, viêm khớp chi trên, ù tai, đau đầu.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

2. Toàn thân:

Cảm cúm, giải nhiệt do ngoại cảm, viêm phổi, thương hàn, viêm tuyến dưới tai.

Hiệu năng của huyệt Ngoại Quan:

Khu lục dâm ở biểu tà, sơ uất nhiệt ở Tam-tiêu, sơ giải biểu nhiệt, thông khí trệ ở kinh lạc.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

Lâm sàng của huyệt Ngoại Quan:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thính hội trị tai lùng bùng nghe không rõ (Tư sinh). Phối Đại lăng, Chi cấu trị đau do bĩ kết trong bụng (Ngọc long). Tả Ngoại quan thấu Nội quan trị đau hông sườn (Y học cương mục)

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Bách hội, Hợp cốc, Liệt khuyết, trị ngoại cảm. Phối Khúc trì, Hợp cốc trị tay cứng dơ, mất cảm giác. Phối Nội quan, Dương phụ trị đau chói hông, đau thần kinh sườn. Phối Nội quan, Dưỡng lão trị đau khớp cổ tay. Phối Túc Lâm-khấp trị tê ngón chân.

Phương pháp châm cứu

1. Châm Thẳng, sâu 1. 1,5 thốn, hoặc châm xiên tới Nội quan, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới các mút ngón tay – Xiên, để điều trị bệnh ở thân mình, thì hướng mũi kim lên, sâu 1,5 – 2 thốn, khi hướng có cảm giác căng tức, vê kim có khi lan tới khớp khuỷu-vai.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

Tham khảo của huyệt Ngoại Quan:

1. <<Giáp ất» quyển thứ 10 ghi răng: “Miệng lệch khó nói, dùng Ngoại quan làm chủ, trong khuỷu tay có cảm giác trơ trọi, đau bờ trong cánh tay không nâng tới dầu, dùng huyệt Ngoại quan làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Tai lùng bùng nghe không rõ, dùng Ngoại quan làm chủ”.
3. «Đồng nhân» ghi rằng: “Khủyu tay không co rút được, đau nhức tận mút ngón tay không cầm vật được, tai điếc không nghe”.
4. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Trong bụng đau khó chịu dùng Đại lăng, Ngoại quan. Nếu đau sườn kết hợp táo bón, kết hợp thêm Chi cấu” (Phúc trung đông thông diệc nan đương, Dại lăng, Ngoại quan khả tiêu tường, Nhược thị hiếp thống tịnh bế kết, Chi cấu kỳ’ diệu hiệu phi thường).
5. «Lan giang phú» ghi rằng: “Thương hàn tại biểu đồng thời có đau đầu, tả huyệt Ngoại
quan” (Thương hàn tại biển tịnh đầu thông Ngoại quan tả động tự nhiên an).
6. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Trị tất cả các loại phong, hàn, trước, thấp tà, đau đầu phát sốt dùng Ngoại quan” (Nhất thiết phong hàn trước thấp tà, đầu thống phát nhiệt Ngoai quan khỏi).

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

7. «Y học cương mục» ghi rằng: “Đau hông sườn, tả huyệt Ngoại quan thấu Nội quan”.
8. «Kim giám» ghi rằng: “Mặt hồng mắt đỏ hay cười không nghỉ, tim đập hồi hộp, nội nhiệt nóng trong lòng bàn tay, đau nhức nách ngực và cánh tay. Ngũ tạng lục phủ kết nhiệt, chảy máu cam, nôn ra máu không cầm. Đau khủyu tay, đau cánh tay hông sườn, ngón tay các khớp đau, loa lịch, lao, đau từ cổ tới ngực, đau sưng không tan. Các khớp tay sưng đau và lạnh đầu gối. Tứ chi bất toại kết hợp đau nhức trong đầu, đau nhức gân trong ngoài xương cột sống đùi, đau nhức vùng trán, tay chân nóng tê, đêm nằm mồ hôi rịn ra, sưng gân gót chân, đỏ mắt, thương hàn tự ra mồ hôi nóng hừng hực, duy chỉ có châm Ngoại quan là rất hiệu nghiệm”.
9. Tam tiêu là cha (“Phụ”) của dương khí, Bào lạc là mẹ (“Mầu”) của âm huyết, liên lạc hai kinh ấy có công năng điều lý khí huyết toàn thân. Vì thế châm hai huyệt này có tác dụng tốt trong hoạt huyết giảm đau.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

10. Cùng một tên kinh trên dưới trái phải giao thoa nhau, cùng phối huyệt Nguyên và Lạc, trị liệu bệnh thuộc lục dâm, phối huyệt tinh hiệu quả trị liệu cao, chẳng hạn như kinh Tam tiêu bên phải bị bệnh đau nhức có thể châm huyệt Ngoại quan bên trái, huyệt Khâu khư bên phải, nếu bệnh ở kinh Tam tiêu bên trái có thể chọn huyệt Ngoại quan bên phải, huyệt Khâu khư bên trái.
11. Khi châm huyệt Ngoại quan, khi đau khuỷu tay, cánh tay cổ gáy, bệnh ở đầu mắt nên hướng mũi kim lên phía Chi cấu mà vê kim, còn trị bệnh ở cổ tay nên châm vê kim về phía Dương trì“.
12. Ngoại quan là một trong Bát mạch giao hội huyệt thông với Dương-duy mạch, lại là “Lạc huyệt” của Thủ Thiếu-dương.
13. Tại sao huyệt Ngoại quan lại có thể trị được nhiệt bệnh ? – Ngoại quan là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương Tam-tiêu kinh, lại là một trong bát mạch giao hội huyệt thông với Dương duy mạch. Dương duy mạch liên hệ với các dương kinh của toàn thân, đồng thời cùng giao hội với Đốc mạch, chủ biểu của toàn thân, bệnh thì sợ lạnh phát sốt. Trong “Nạn kinh – Nhị thập cửu nạn” ghi rằng: “Dương duy mạch gây bệnh bị chứng hàn nhiệt” (Dương duy vi bệnh kho hàn nhiệt). Thiếu dương là bán biểu bán lý, bệnh khi sốt khi lạnh đắp đôi. Châm vào huyệt Ngoại quan có thể sơ thông được mạch khí của Dương duy, Thiếu dương, công năng hòa giải Thiếu dương, thanh nhiệt giải biểu, nên trị được bệnh nhiệt.

HUYỆT NGOẠI QUAN
HUYỆT NGOẠI QUAN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.