HUYỆT TRỬU TIÊM NẰM Ở ĐÂU?
肘尖穴
EP 128 Zhǒu jiān xué.

Xuất xứ của huyệt Trửu Tiêm từ sách nào?
«Thiên kim».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trửu Tiêm là gì?
-“Trửu” có nghĩa là khuỷu tay, khớp khuỷu.
-“Tiêm” có nghĩa là đỉnh hay chồ ụ lồi lên.
Huyệt nẳm ở đỉnh của mỏm khuỷu nên có tên là Trủu tiêm.

Tên Hán Việt khác của huyệt Trửu Tiêm là gì?
Đại Trửu-tiêm.

Đặc biệt của huyệt Trửu Tiêm là gì?
Kỳ huyệt.
Vị trí của huyệt Trửu Tiêm nằm ở đâu?

1. VỊ trí xưa:
Ở xương nhọn cao nhất của khuỷu tay (Thiên kim).
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt tay ôm bụng tạo góc 90°. Đỉnh nhọn của mỏm lồi khớp khuỷu

Tác dụng trị bệnh của huyệt Trửu Tiêm là gì?
Lao hạch cổ, đinh nhọt.

Phương pháp châm cứu của huyệt Trửu Tiêm thế nào?
Cứu 10-20 phút.

Tham khảo của huyệt Trửu Tiêm:
1. «Thiên kim» ghi rằng: “Nhọt mọc ở đại Tiểu-trường, co hai khuỷu tay, cứu ở đầu nhọn của khớp khuỷu hai tay mỗi nơi 100 lửa, thì mủ máu xuống tức lành bệnh”.

2. «BỊ cấp cứu pháp>>ghi rằng: “Cát Hồng tiên ông trị hoắc loạn đã sắp chết, các loại phù phép thuốc men đều vô hiệu, bèn dùng phép đặc biệt này mà cải tử hoàn sinh, cấp cứu ở hai chỗ nhọn của khuỷu tay, mỗi nơi 14 lửa, mồi mồi bằng hạt đậu xanh lớn”.

3. <<Sang dương kinh nghiệm toàn thư» ghi rằng: “Trị sàng nhọt đã vỡ hay chưa vỡ, lấy tay đặt ở trên vai, hơi nâng lên, thì đỉnh nhọn của khớp khuỷu sẽ xuất hiện, cứu vào đó, nếu bệnh bên trái thì cứu ở khuỷu trái, bệnh bên phải thi cứu ở khuỷu phải, nếu cả hai bên thì cứu cả hai bên, cứu 30 – 40 lửa là được, bên trong uống thuốc bổ.

Mỗi năm cứu 1 lần, 3 kỳ cứu thi lở tự lành, nếu người bệnh 3 – 4 năm không lành thi nên cứu từ giờ Thìn cho tới giờ Dậu là được, 3 lần cứu thì lành, bên trong uống ích khí dưỡng vinh thang”.
4. Huyệt Trửu tiêm, theo “Thiên kim” gọi là Đại Trửu-tiêm.
