Giữ gìn sức khỏe trong đầu thai kỳ

Giữ gìn sức khỏe khi mang bầu
Giữ gìn sức khỏe khi mang bầu

Đầu thai kỳ là thời gian 12 tuần đầu của thai kỳ – thời kỳ tạo hình của thai nhi, cũng gọi là thời kỳ mẫn cảm. Các cơ quan bắt đầu phân hoá, nếu không được phát triển tốt thì chức năng của nó cũng không thể hoàn thiện, trong thời kỳ này rất dễ bị ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường. Thời kỳ này, nếu nhau thai không phát triển hoàn thiện thì rất dễ gây sảy thai tự nhiên. Phụ nữ mang thai nên tránh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản như đã nêu ở phần trước, và cũng không nên sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ này. Không nên đi du lịch, tránh tiếp xúc với những chất ]ạ. Cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây…

Tránh lao động nặng, nếu có thời gian nên đọc sách để tăng thêm kiến thức nuôi dạy con.

Nếu có phản ứng đe dọa sảy thai như chảy máu âm đạo, đau bụng… hay thấy trong người không khỏe thì cần đi khám ngay.

Giữ gìn sức khỏe giữa thai kỳ

Giữa thai kỳ là thời kỳ từ tuần thứ 13 đến 28 của thai kỳ, là giai đoạn ổn định của thai nhi. Điều quan trọng nhất trong thời kỳ này là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lúc này thai phụ ảnh hưởng nhiều hơn, có thể ăn thêm thịt bò, thịt dê, thịt gà, thịt heo, cá, tôm, cần chú ý bổ sung canxi, uống nước canh xương hầm, sữa, ăn nhiều trứng…ăn nhiều rau xanh trái cây, mang giày dép đế bằng, không đi đường xa. Có thể đi làm như bình thường,’tránh làm những việc lao động nặng. Mùa đông nên ra ngoài trời có ánh nắng mặt trời, không xem những chuyện, phim kích động, nên xem những tranh ảnh em bé dễ thương, phong cách đẹp…, không hút thuốc, không uống rượu, trà đặc, cà phê và thuốc bổ dinh dưỡng. Nên hạn chế sinh hoạt vợ chồng, tránh tắm trong bồn tắm, mỗi ngày đều vệ sinh đầu vú. Mỗi tháng nên đi khám thai đúng hẹn, học cách biết tự mình kiểm tra thai máy và tình trạng hoạt động của thai nhi. Mang thai trước 28 tuần cần kiểm tra siêu âm, loại trừ thai nhi dị dạng, và biếtđược tình trạng thai nhi.

Giữ gìn sức khỏe cuối thai kỳ

Thời kỳ mang thai từ sau 28 tuần là giai đoạn cuối thai kỳ. Thai nhi trong giai đoạn này phát triển rất nhan-h, các cơ quan và chức năng thần kinh cũng từng bước hoàn thiện. Thai phụ nên khám thai định kỳ, thông thường mang thai từ 28 – 36 tuần thì mỗi 2 tuần khám thai một lần. Mang thai từ 36 – 40 tuần thì 1 tuần khám thai 1 lần.

Thời kỳ này là thời kỳ thai nhi phát triển nhanh nhất. Để bảo đảm thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ có đủ sữa cho con bú sau khi sinh thì mẹ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng đầy đủ.

Phụ nữ mang thai nên mặc đồ rộng, thoải mái, giữ vệ sinh thân thể, năng tắm, thay quần áo, đặc biệt là thay quần lót. Không sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ này vì dễ gây đẻ non, gây nhiễm trùng. Chú ý an toàn, không nên tự đi xe, ngồi xe buýt, hay đến những nơi đông người chen chúc để đề phòng bị chèn ép té ngã. Ngoài ra cần tiếp tục vệ sinh vú, mỗi ngày rửa đầu vú bằng nước xà bông hoặc nước ấm, nếu đầu vú thụt vào thì mỗi ngày cần nhẹ nhàng kéo ra.

Chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm ngủ đủ giấc, tốt nhất nên chọn tư thế nằm nghiêng, hoặc tùy theo vị trícủa thai nhi mà theo chỉ dẫn của bác sĩ nên nằm nghiêng bên trái hay bên phải. Nếu thấy hiện tượng bị phù ở chân cần hạn chế đứng, ngồi thẳng, hoặc khi nằm trên giường kê cao chân, cần luôn tự kiểm tra tình trạng thai máy.

Cuối thai kỳ, thai phụ cần chuẩn bị tâm lý, vật chất, nếu thấy không khỏe và có dấu hiệu sắp sinh, người nhà nên đưa thai phụ đến bệnh viện kịp thời.

Khám tiền sản

Khám tiền sản định kỳ
Khám tiền sản định kỳ

Để được mẹ tròn con vuông, phụ nữ mang thai nên khám thai trước khi sinh.

Trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, nên đi , khám thai lần thứ nhất, làm các xét nghiệm thông thường về máu, nước tiểu, kiểm tra huyết áp, thế trọng… để sau này dễ đối chiếu và phát hiện bất thường kịp thời. Từ tuần thứ 20 – 24 của thai kỳ nên bắt dầu đi khám định kỳ. Trong giai đoạn trước 28 tuần của thai kỳ, mỗi 4 tuần khám thai 1 lần; từ 28 – 36 tuần, mỗi 2 tuần khám thai 1 lần; sau 36 tuần thì mỗi tuần khám thai 1 lần. Nếu có bất thường nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tăng số lần khám, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ, khả năng mắc bệnh cao, kiểm tra sức khỏe đúng hẹn, sớm phát hiện được những bất thường, có biện pháp xử lý tích cực là việc rất có lợi cho mẹ và con.

Nội dung khám tiền sản

  1. Hỏi bệnh sử thai phụ. Khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ hỏi: họ tên, tuổi, tuổi kết hôn, mang thai lần thứ mấy, các bệnh đã mắc trước đây.

Hỏi về lần mang thai này: Ngày có kinh kỳ cuối, ngày dự sinh. Ngày thai máy lần đầu, có bị các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tim hồi hộp, tức ngực, phù, ra huyết, có bị bệnh truyền nhiễm phải dùng thuốc chữa không, chu kỳ kinh; hoặc hỏi về lần mang thai trước: Chu kỳ kinh trước đây, tình trạng sinh con lần trước bao gồm: không bị sảy thai, không nạo thai, sinh hút, sinh non, sinh khó, thai chết lưu, sót nhau, băng huyết sau khi sinh, thời kỳ hậu sản có bị bệnh gì không, thai nhi có bình thường không…

Về bệnh sử: Hỏi thai phụ có bị cao huyết áp, tim mạch, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường, bệnh chảy máu không … tìm hiểu thời gian phát bệnh, diễn biến và tình hình điều trị.

Hỏi về gia đình: Hỏi xem gia đình có bệnh di truyền không; sinh đôi, thai dị dạng và bệnh mạn tính….

  1. Kiểm tra sức khỏe toàn diện. Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, chiều cao, thể trọng của thai phụ, nghe tim phổi, khám nhũ hoa, chú ý trường hợp núm vú bị thụt vào; phù chân, tĩnh mạch trương nở.

Làm một số xét nghiệm: Máu, nước tiểu, chức năng gan, thời gian đông máu, dịch tiết âm đạo, kiểm tra tìm trùng roi, nấm …nếu cần thiết kiểm tra bằng siêu âm.

Thể trọng: Mỗi tuần thể trọng thai phụ tăng không quá 0, 5 kg; nếu quá mức này thường bị phù hoặc bị phù ngầm. Vì vậy, còn tính đến khả năng song thai, nước.ối quá nhiều.

  1. Khám sản khoa. Kiểm tra vị trí thai nhi và tim thai: Vị trí thai bình thường là đầu hướng xuống, mông hướng lên trên. Đầu thai nhi là bộ phận, lớn nhất của cơ thể thai nhi, khi sinh, có thể mở rộng đường ra cho thai nhi để thai nhi dễ lọt qua đường âm đạo. Vào giữa thai kỳ, nước ối nhiều, thai nhi cũng còn nhỏ, phạm vi hoạt động của thai nhi lớn, thai dễ xoay đầu thành ngôi mông, đến cuối thai kỳ đa số sẽ trở lại ngôi đầu. Nhưng cũng có nhiều nguyên nhân làm thai nhi hoạt động nhiều và làm thai nhi tiếp tục ở vị trí ngôi mông, trường hợp này cần chú ý nhiều vì ngôi mông thường gây sinh khó. Nếu lúc sinh, chân ra trước, khi vỡ ối, cuống rốn rất dễ trượt ra qua khe hở giữa mình và tứ chi của thai nhi với xương chậu của mẹ, và một khi cuống rốn bị chèn ép, sự cung cấp máu cho thai nhi gặp trở ngại, có thể làm chết thai nhi. Tỉ lệ tử vong trong trường hợp này gấp 3-8 lần sinh ngôi đầu. Vì vậy khi khám thai thấy ngôi mông ở tuần thứ 28 – 32 thì nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ luyện tập thích hợp để ngôi thai về bình thường, hoặckhi thai nhi lớn khó xoay đầu, bác sĩ sẽ có biện pháp thích hợp để đưa ngôi thai về bình thường, nếu thai quá lớn khó xoay thì cần nhập viện sớm, chuẩn bị tâm lý sinh mổ.

Tim thai: Trường hợp bình thường, nhịp tim của thai nhi từ 120 – 160 lần / phút, nhịp tim đều. Nếu dưới 120, hoặc hơn 160 hoặc không đều, cần chú ý theo dõi tình trạng thai nhi.

Thai lớn nhỏ: Tùy vào sự phát triển của thai nhi, tử cung mẹ ngày càng lớn, chiều cao tử cung ngày càng tăng. Để biết tình trạng phát triển của thai nhi, mỗi lần khám thai đều đo chiều cao tử cung, so sánh với số liệu phát triển bình thường có thể dự đoán thai lớn hay nhỏ.

Ngoài ra còn khám xương chậu lớn nhỏ để dự đoán tình trạng khi sinh.

Đo huyết áp: Huyết áp người bình thường là 12 / 8 ~ 17 / 113 và cũng là 90 / 60 ~ 130/ 85 mmHg. Đo huyết áp trong khám thai định kỳ để phát hiện sớm chứng cao huyết áp ở thai phụ. Nếu bị cao huyết áp thai phụ nên chú ý nghỉ ngơi, dinh dưỡng, bổ sung protein, sắt, canxi. Án nhạt, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, định kỳ khám sức khỏe đo huyết áp, nếu thấy các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, tức ngực, phù tăng., đều phải đến bệnh viện thăm khám.

Kiểm tra máu: Khi mang thai lượng huyết tương tăng, đây là tăng huyết tương tính sinh lý, làm huyết tương loãng gây nên “thiếu máu sinh lý”. Đa sô phụ nữ mang thai có lượng hổng cầu 3, 5 X 10L2/1.

Hemoglobin (Hb) khoảng 100g/l. Thông thường nếu không có thay đổi rõ ở mẹ thì không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng cũng có thiểu số thai phụ mang thai sau 30 tuần hemoglobin giảm rõ rệt, xuất hiện triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, hay nghiêm trọng hơn thấy chóng mặt, tim hồi hộp, phù, kém ăn. Điều này có liên quan đến ăn uống dinh dưỡng không đầy đủ hoặc bệnh về gan, thận… Nếu phát hiện bị thiếu máu cần tích cực chữa trị, tăng cường dinh dưỡng. Vì nếu thai phụ thiếu máu lượng he­moglobin trong huyết tương ít sẽ không cung cấp đủ oxy cho thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Bình thường tiểu cầu trong máu là 100 X 10u ~ 300 X 10“/ 1. Khi tiểu cầu thấp hơn 50 X 10u/ 1 sẽ gây triệu chứng chảy máu toàn thân, có hại cho cả mẹ và thai nhi. Khi kiểm tra phát hiện thấy tiểu cầu thấp cần chú ý để tránh bị xuất huyết nghiêm trọng khi sinh và sau khi sinh.

Định kỳ kiểm tra thể trọng: Theo sự phát triển của thai nhi, thể trọng của thai phụ cũng ngày càng tăng. Khi đủ tháng, thể trọng thai nhi khoảng3kg, nhau thai khoảng 0, 5kg, tử cung khoảng 2kg, nước ối thường 800 ~ 1200ml. Cộng thêm lượng máu tăng trong cơ thể mẹ, tăng trọng lượng bầu vú, trọng lượng mỡ toàn thân, vì vậy mà thể trọng thai phụ có thể tăng 12 – 13kg so với trước khi mang thai.

Nếu thai phụ không tăng thể trọng liên tiếp trong 2-3 tuần, cần tìm nguyên nhân, khám kiểm tra tình trạng thai nhi, có chế độ dinh dưỡng, chữa trị thích hợp. Và nếu thai phụ có thể trọng vượt quá mức 0, 5 kg/tuần, thế trọng tăng trong toàn bộ thai kỳ lớn hơn 13 kg cũng cần tìm nguyên nhân, xem thai nhi có lớn quá không hay nước ôi quá nhiều. Ngoài ra còn cần để ý đến kiểu phù ngầm, bên ngoài không thấy phù nhiều nhưng lượng nước bên trong các tổ chức quá nhiều, nếu có hiện tượng cao huyết áp, protein niệu… cần nghĩ đến chứng cao huyết áp ở phụ nữ có thai.

Tóm lại, kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể theo dõi kịp thời tình trạng sức khỏe của thai phụ và tình trạng phát triển của thai nhi, phát hiện sớm những bất thường và có hướng xử lý. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thai phụ vệ sinh trong thời kỳ mang thai, để thai phụ có nhận thức đúng về mang thai và sinh đẻ, loại trừ những lo lắng không cần thiết, giữ được tâm trạng tốt chờ đón ngày sinh nở.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.