SINH LÝ VÀ BỆNH CHỦ YẾU CỦA TẠNG PHỦ
Cơ thể con người là chỉnh thể, giữa ngũ tạng và lục phủ có mối quan hệ phức tạp. Chúng có công năng riêng, song lại phối hợp chặt chẽ với nhau. Chức năng của chúng là:
N gũ tang chứa giữ Tinh khí. Lục phủ hấp thụ thuỷ cốc, phân biệt trong đục, đào thải cặn bã. Ngoài ra còn có Não – Tuỷ – Xương – Mạch – Mật – Dạ con, có những chức năng gần giống với Tạng và Phủ nên được phân riêng thành một loại gọi là: “PHỦ KỲ HẰNG” (phủ lạ thường).
1. Tâm và tiểu trường (phụ: tâm bào)
Tâm là chủ soái mọi hoạt động sống (sinh mệnh) trong cơ thể con người, nó có địa vị đứng đầu trong các tạng phủ. Các tạng phủ khác điều hoạt động hợp đồng, điêu hòa với Tâm, cho nên Tâm là chủ soái của lục phủ, ngũ tạng.
a. Sinh lý và bệnh lý tạng tâm:
– Tâm chủ thần chí:
Tâm chủ quản các hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy, tương đương với hoạt động tinh thần, thần kinh cao cấp. Nếu công năng chủ thần chí của Tâm bình thường thì tinh thần của con người bình thường, tỉnh táo, thần chí rõ ràng. Nếu như Tâm không bình thường thì phát sinh những bệnh chứng như: hồi hộp, thổn thức, sợ hãi, hay quên mất ngủ, phát cuồng, cười cợt không ngừng, hôn mê, nói nhảm.
– Tâm chủ huyết mạch:
Tâm và mạch vốn nối liền với nhau Huyết dịch có thể tuần hoàn trong mạch quản là nhờ vào khí của Tâm thôi động. Tâm khí mạnh, trực tiếp ảnh hương đến vận hành của máu, vì vậy nó thể hiện trên mạch chán. Tâm khí bất túc, mạch sẽ nhỏ, yếu, vô lực. Khí đến không đều, mạch luật không chỉnh, loạn nhịp (gọi là Súc, Kết, Đại).
– Tâm kỳ hóa – khai khiếu ở lưỡi:
ở mặt (tinh hoa của Tâm thể hiện ở mặt):
Sự phàn bố huyết mạch trên mặt và lưỡi rất phong phú, vì vậy công nàng của lam có bình thường hay không sẽ phản ảnh đăy đù thanh màu sắc ờ mặt va lười. Khi bình thường thì sắc mặt hòng nhuận và sáng sủa, sắc lưỡi hồng nhạt. Khi Tâm khí bât túc, tuần hoàn không trơn tru thì sắc mặt trắng bợt hoặc xanh tím, không sáng sủa, sắc lưỡi tím xám không tươi; Tâm hòa quá vượng không nói, vì thế mới có câu: “Lưỡi la mầm của Tâm”.
– Tâm quan hệ với mồ hôi:
Tàm và mồ hôi có quan hệ rất mật thiết, cho nên mới có câu: “Mô hôi là tân dịch của Tâm’. Người bệnh dùng thuổc phát hãn quá liêu, hoặc do nguyên nhân nao đó mất nhiêu mô hỏi, đều có thể làm tổn hại tới Tâm dương, thậm chi làm xuất hiện những chứng trang nghiêm trọng như: “Đại hãn, vong dương” (ra nhiều mô hôi mất thân nhiệt).
– Phụ: Tâm bào:
Tâm bào cũng gọi là Tâm bào lạc (màng ngoài tim) vì ở bèn ngoài Tâm. Do Tâm là nội tang tối trọng yếu, nên ở ngoài phải có một cơ quan bao bọc để bảo vê nó. Thông thường khi ngoài tà phạm Tâm. nói chung là phạm vào Tâm bào trước.
Như bệnh ôn nhiệt, khi sốt cao, mê man, nói nhảm, chính là biểu hiện của nhiệt nhập Tâm bào lạc. Vì vậy Tâm bào chủ yếu là chỉ bộ phận hoạt động của thần kinh cao cấp.
b. Sinh lý và bệnh lý của tiểu trường:
Còng năng của tiểu trường chủ yếu là nhận đ’ô ăn từ dạ dày chuyển sang, tiếp tục tiêu hóa, phân biệt “trong”, “đục”. Trong, là chỉ một phần đ’ô ăn đã được tinh hóa (thuỷ cốc chi tinh), từ Tiểu trường (sau khi hấp thụ) chuyển vận sang Tỳ. Đục là chỉ phần cặn bã của đồ ăn từ Tiểu trường đưa xuống Đại trường hoặc chuyển qua Bàng quang. Khi Tiểu trường có bệnh, ngoài ảnh hưởng về công năng tiêu hóa, hấp thụ ra, lại còn xuất hiện tiểu tiện dị thường.
Tâm và Tiểu trường thông qua quan hệ kinh lạc cấu thành quan hệ biểu lý. Nếu Tâm hỏa vượng thịnh, thấy xuất hiện chứng trạng Tâm phiền, đầu lưỡi đỏ đau, miệng lở loét, nứt, tiểu tiên ít mà đỏ, có khi tiểu ra máu. Hiện tượng bệnh lý này gọi là Tâm câu nhiệt sang Tiểu trường (nhiệt ở Tâm chuyến sang Tiểu trường).
Phần sinh lý, bệnh lý trên đây được Tây y nói là bao quát cả công năng và bệnh tật của Tâm và một phần trong các hệ thần kinh trung khu, thần kinh thực vật.