TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

KINH VĂN

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN
TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe về phép cửu châm, ứng với trời đất, ứng với âm dương, hợp với bốn mùa và năm hành. Đường lối như thế nào, xin cho biết.

Kỳ Bá thưa rằng:

Chí số của trời đất, bắt đầu tứ số một(1), cuối cùng là số chín (2). Một là trời, hai là đất, ba là người. Vậy ba lần ba là chín, để ứng với chin “dã”.

Ở con người chia làm ba bộ, mỗi bộ có ba hậu, để quyết sổng chết, để trị trăm bệnh, để điều hư thực mà trừ tà tật.

Hoàng Đế hỏi:

Ba bộ là gì?

Kỳ Bá thưa rằng:

Có hạ bộ, có trung bộ, có thượng bộ. Mỗi bộ có ba hậu, tức là trời, đất và người.

Thượng bộ về trời, ứng vào động mạch ờ hai trán; thượng bộ về đất, ứng vào động mạch ở hai bên má; thượng bộ về người, ứng vào động mạch ờ hai bên tai.

Trung bộ về trời thuộc thủ Thái âm; trung bộ về dất thuộc thủ Dương minh; trung bộ về người thuộc thủ Thiếu âm.

Hạ bộ về trời thuộc túc Quyết âm; Hạ bộ về đất thuộc túc Thiếu âm; Hạ bộ về người thuộc túc Thái âm.

Cho nên hạ bộ về trời để hậu (nghe mạch) cái khí của Can; đất để hậu cái khí của Thận; người để hậu cái khí của Tỳ vị.

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN
TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

về sự “hậu” cùa trung bộ như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Cũng có trời, đất, người khác nhau. Trời để hậu Phế, đất để hậu khí ở trong Hung, người để hậu Tâm.

Hoàng Đế hỏi:

về sự “hậu” cùa thượng bộ như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Cũng có trời, đất, người khác nhau. Trời để hậu khí ở đầu, đất để hậu khí ở miệng và răng, người để hậu khí ờ tai và mắt.

Trong ba bộ, dều có trời đất người. Do ba mà thành trời, do ba mà thành đất, do ba mà thành người (tức ở trong chín hậu mỗi hậu đều có ba).

Ba nhân với ba thành chín, số chín đó chia làm chín dã; chín dã lại hợp với chín Tàng.

về thần Tàng có năm(1), về hình Tàng có bốn(2), hợp lại thành chín Tàng.

Năm Tàng đến lúc bại, sắc tất bợt ra. Bợt ra thì hẳn chết.

Hoàng Đế hỏi:

về phép “hậu” như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Trước phải nhận xem người gầy hay béo, để xét xem khí hư hay thực. Thực thì tả, hư thi bổ. Phải trừ bỏ tà khí trong huyết mạch rồi mới có thể điều hòa. Không cứ gì bệnh khó hay dễ, cốt làm cho khí được quân bình.

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN
TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Quyết chết sống như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Hình thịnh, mạch tế, hơi ít như không đù để thở, là bệnh nguy.

Hình gầy, mạch đại, trong hung hơi nghẽn, là bệnh nguy.

Lúc đại, lúc tiểu, lúc tật, lúc từ… mạch đi không đều… là bệnh nguy.

Ba bộ, chín hậu, mạch đều trái nhau, sẽ chết.

Mạch ở trên, dưới, tả, hữu cứ so le không khớp với nhau, là bệnh nặng.

Mạch ở trên, dưới tà, hữu đều trái nhau, không còn nhận được bao nhiêu “chí”, là bệnh chết.

Mạch ở trung bộ, hậu dù có đều, nhưng lại trái hẳn với các Tàng khác… là bệnh chết.

Mạch ở trung bộ, hậu rất mỏng manh, là bệnh chết.

Mắt lõm xuống, là bệnh chết.

Hoàng Đế hỏi:

Sao biết được bệnh ở đâu?

Kỳ Bá thưa rằng:

Xét ở chín hậu, mạch nếu: thiên về “tiểu”, thiên về đại là mắc bệnh; thiên về tật, thiên về trì, thiên về nhiệt, thiên về hàn, hoặc thiên về hãm, hạ… đều là mắc bệnh.

Dùng tay tả cùa mình, án lên chân bệnh nhân, cách xương “khoai” năm tấc, rồi tay hữu của mình gõ lên xương “khoai” của bệnh nhân. Nếu mạch ứng lên quá năm tấc, có vẻ hơi bật bật đều đều, thế là vô bệnh; nếu ứng lên tay nhanh, có vẻ tuồn tuột… là mắc bệnh; hoặc lại chậm chạp bợt bạc… cũng là mắc bệnh.

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN
TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

Nếu mạch ứng lên, trên không tới được năm tấc (tấc ở đây, thuộc về quan xích đời xưa), dù có gõ lên xương cũng không thấy, bênh sẽ chểt.

Bệnh nhân thịt tiêu mòn hết sẽ chết.

Mạch ở trung bộ, lúc xơ, lúc sác sẽ chết.

Nếu mạch hiện ra đại mà câu, là bệnh tại lạc.

Chín hậu cùng ứng, hợp nhau như một, không được so le. Nếu một “hậu” chậm lại sau, là mắc bệnh; hai “hậu” chậm lại sau, là bệnh nặng; ba “hậu” chậm lại sau, là bệnh nguy. Nói “chậm lại sau” tức là mạch ứng không đều.

Xét ở Phủ Tàng, để đoán biết cái thời kỳ sống chết.

Phải trước biết kinh mạch, rồi sau mới biết được bệnh mạch. Mỗi khi mạch cùa chân Tàng hiện ra, gặp cái ngày “thắng” (khắc), sẽ chết.

Kinh túc Thái dương khí tuyệt bệnh nhân chân không thể co duỗi; khi chết tất trợn mắt.

Hoàng Đế hỏi:

Mùa đông thuộc âm, mùa hạ thuộc dương, ứng với người thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch cùa chín hậu đều trầm, tế cách tuyệt nhau thế là âm, thuộc đông, nên chết về khoảng nửa đêm; nếu mạch thịnh, táo, sác và suyễn. Thế là dương, thuộc hạ, nên chết về đúng trưa. Phàm bệnh hàn nhiệt, thường chết về lúc sáng rõ; chứng Nhiệt trung với bệnh nhiệt cũng chết về lúc đúng trưa; bệnh phong, chết về lúc mặt trời lặn; bệnh thủy chết về nửa đêm; mạch lúc xơ, lúc sác, lúc tật, lúc trì… tới ngày tứ quý sẽ chết.

Thịt ở thân thể tiêu mòn hết, chín hậu dù đều, cũng chết.

Bảy phép chẩn dù có đù(3), nhưng chín hậu đều thuận, không chết.

Hoàng Đế hỏi:

Như thể nào, có thể chữa được?

Kỳ Bá thưa rằng:

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN
TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

Bệnh về kinh mạch thì trị kinh mạch, bệnh về tôn lạc thì trị tôn lạc.. Huyết bệnh mà mình có đau, thì trị ở kinh lạc. Nếu phạm phải kỳ tà (tức tà khí lạ lùng, ít khi có), xét luồng mạch kỳ tà để thích. Bệnh đã lâu ngày, tụ ờ khớp xưong, nên thích ngay ở khớp xương. Nếu trên thực dưới hư, huyết mạch không thông, nên tìm chỗ kết ở lạc mạch mà thích cho thấy có máu(4).

Đồng tử đột cao lên, do khí ở Thái dương bất túc. Mắt trợn lên, do khí ờ Thái dương dã tuyệt. Đó là cái cốt yếu để quyết sinh tử, phải xét kỹ mới được

CHÚ GIẢI:

(1) Tâm tàng thần, Can tàng hồn, Phế tàng phách, Tỳ tàng ý, Thận tàng chí.

(2) “Hình Tàng”, tức là chứa những vật có hình. Như Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang.

(3) Bày phép chẩn như: Trầm, tế huyền tuyệt; thịnh táo suyễn sác; hàn nhiệt; nhiệt trung; bệnh phohg; bệnh thủy và thổ tuyệt ở tứ quý v.v…

Sở dĩ nói không chết, vì các bệnh thuộc về phong khí, hoặc thuộc về kinh nguyệt, trạng thái như bệnh về bảy phép chẩn, mà không phải, nên không chết.

Neu có các chứng trạng thuộc về bảy phép chẩn, mà chẩn hậu cũng bại, tất phải chết. Khi chết tất sinh chứng “nấc”.

Phải hỏi kỹ lúc mới phát bệnh thế nào và hiện đương là bệnh gì, rồi sau sẽ “thiết” đến mạch, xét về kinh, lạc trầm, phù và trên, dưới, thuận, nghịch thế nào… Nểu mạch “tật” là tà chỉ phạm vào kinh mạch, mà không mắc những bệnh ở “thất chẩn” (bẩy phép chẩn); nếu mạch “trì” là bệnh thuộc “thất chẩn”; luồng mạch không còn đi lại, sẽ chết, bì phu dính vào xương không còn chút thịt, cũng chết.

(4) Những phép thích này, đều nói rõ ở Linh khu, đây xin miễn giải.

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN
TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.