Mạch và chứng của bài Đại Sài hồ thang
Điều 106. Bệnh thái dương quá kinh hơn 12 ngày trái lại cho hạ 2-3 lần, sau 4-5 ngày chứng Sài hồ vẫn còn, trước cho Tiểu sài hồ thang thấy nôn không dứt, dưới tâm cấp bức khó chịu, bứt rứt hơi phiền là chưa giải phải cho uống Đại sài hồ thang để hạ thời giải.
Tóm tắt:
Chứng trạng và cách chữa bệnh thiếu dương kiêm có chứng lý thực.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dươiig truyền vào thiếu dương gọi là “quá kinh” trong mấy ngày 2 – 3 lần hạ nhầm, đã hạ 4 – 5 ngày mà chứng Sài hồ vẫn còn, phải dùng Tiểu sài hồ thang nữa để hoà giải thiếu dương. Nếu uống Tiểu sài hồ thang mà có xuất hiện các chứng trạng như nôn không dứt, dưới tâm cấp bức, khó chịu, bứt rứt hơi phiền, đấy là vì hạ nhiều mà bệnh đã kiêm thêm lý chứng, tà khí lưu lại ở trong mà không lui, cho nên dùng Đại sài hồ thang để giải thiếu dương kiêm thanh lý nhiệt.
Đại sài hồ thang:
Sài hồ 1/2 cân
Hoàng cầm 3 lạng
Bạch thược 3 lạng
Bán hạ 1/2 thảng (tẩy)
Sinh khương 5 lạng thái mỏng
Chỉ thực 4 quả (nướng)
Đại táo 12 quả (bổ ra)
Bảy vị trên dùng 1 đấu 2 tháng nước, sắc lấy 6 thảng, lọc bỏ bã, rồi sắc lại, uống ấm mỗi lần 1 thang, ngày uống 3 lần. Một phương gia đại hoàng 2 lạng. Nếu không gia đại hoàng thì sợ không phải là Đại sài hồ thang.
Ý nghĩa phương thuốc:
Phương này là bài Tiểu sài hồ thang bỏ nhân sâm, cam thảo gia chỉ thực, thược dược, đại hoàng chủ trị bệnh thiếu dương kiêm có chứng lý thực của bệnh dương minh. Vì bệnh thiếu dương chưa giải cho nên vẫn dùng thang thuốc có sài hồ. Đả thấy có chứng lý thực cho nên bỏ nhân sâm, cam thảo để làm hoà hoãn trung tiêu mà lưu tà ò lại; gia chỉ thực, đại hoàng, thược dược để tẩy trừ trệ nhiệt. Đấy là bài thuốc lưỡng giải cả thiếu dương lẫn dương minh chứng.