Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang

Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Điều 98. Thương hàn 5-6 ngày trúng phong, nóng rét qua lại ngực sườn đầy tức lịm lịm không muốn ăn uống. Tâm phiền muốn nôn hoặc trong ngực phiền mà không nôn, hoặc khát, hoặc đau trong bụng, hoặc dưới ngực sườn đầy cứng, hoặc dưới tâm hồi hộp, tiểu tiện không thông lợi, hoặc không khát, mình có hơi nóng, hoặc ho, dùng Tiểu sài hồ thang làm chủ.

Tóm tắt:

Chứng chủ trị của Tiểu sài hồ thang.

Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang

Thích nghĩa:

Bệnh thương hàn đã 5-6 ngày, trúng phong, có các chứng nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức, lìm lịm không muốn ản uống, tâm phiền muôn nôn đó là chủ chứng cùa Tiểu sài hồ thang. Bởi tà khí cùng chính khí giao tranh với nhau ở khoảng nửa biểu, nửa lý cho nên nóng rét qua lại, khác với chứng vừa phát sốt, yừa ớn lạnh cùng thấy một lúc của bệnh thiếu dương. Ngực sườn là bộ vị của thiếu dương, tà nhiệt ủng tắc ở thiếu dương, cho nên ngực sườn đầy tức, cho nên lìm lịm không muôn ăn uống. Nhiệt uất thì phiên, vị khí nghịch lên thì nôn. Các chứng kể trên là chủ. chứng để sử dụng Tiểu sài hồ thang. Các chứng bất kỳ khác không phải chỗ dựa chủ yếu để sử dụng phương này.

Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang

Tiểu sài hồ thang:

Sài hồ 1/2 cân
Hoàng cầm 3 lạng
Nhân sâm 3 lạng
Bán hạ 1/2 thăng (tẩy)

Cam thảo 1/2 lạng (tẩy)
Sinh khương 3 lạng
Đại táo 12 quả (xẻ ra)

Bẩy vị trên dùng 1 đấu 2 tháng nước, sấc còn 6 thăng, lọc bỏ bã rồi sắc lại còn 3 thăng, uống ấm 1 thăng, ngày uông 3 lần. Nếu không biểu hiện ngực phiền mà không nôn thì bỏ bán hạ, nhân sâm; gia qua lâu thực 1 quả. Nếu khát bỏ bán hạ gia nhân sâm hợp với trước thành 4,5 lạng. , qua lâu cản 4 lạng. Nếu đau bụng thì bỏ hoàng cầm, gia thược dược 3 lạng. Nếu dưới sườn tức cứng thì bỏ đại táo, gia mẫu lệ 4 lạng. Nêu dưới tâm hồi hộp, tiểu tiện không lợi thì bỏ hoàng cầm gia phục linh 4 lạng. Nếu không khát, bên ngoài có sốt nhẹ thì bỏ nhân sâm gia quế chi 3 lạng, đắp chăn ấm cho ra chút mồ hôi là khỏi. Nếu ho thì bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương, gia ngũ vị tử 1/2 thăng, can khương 2 lạng.

Ý nghĩa phương thuốc:

Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang

Phương này là chủ phương để hoà giải bệnh thiếu dương. Sài hồ khí chất khinh thanh, vị đắng rất bạc, có thể sơ thông sự uất trệ ở thiếu dương thì tà có thể giải. Hoàng cầm đắng lạnh, khí vị hơi nặng có thể thanh nhiệt ở bụng ngực, trừ chứng phiên đầy. Sách Thần nông bản thảo khen sài hồ thay cũ đổi mới (đại tà), hoàng cầm chủ trị các chứng nóng. Sài, cầm dùng chung có thể giải tà ở nửa biểu nửa lý. Sinh khương, bán hạ điều lý, vị khí để làm hết mửa. Nhân sâm, táo, thảo ích khí hoà trung để dưỡng chính. Phương này dùng thuổc hàn lẫn thuốc nhiệt, thuốc bổ lẫn thuốc công, có công hiệu sơ thông khí ở tam tiêu, điều đạt sự thăng giáng trên dưới, trong ngoài tuyên thông, vận hành khí huyết cho nên gọi là hoà tễ.

Lời chú chọn lọc:

Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang

Vưu Tại Kinh: “Trong ngực phiền mà không nôn là tụ ở hoành cách mô mà không nghịch lên, nhiệt tụ lại thì không được dùng thuốc ngọt để bổ, không nghịch lên thòi không cần dùng thuôc cay để tán, cho nên bỏ nhân sâm, bán hạ mà gia qua lâu thực là thuốc, hàn, trừ nhiệt tất chứng thực, Khát là do trong tâm can phiền mà tán dịch hao khí tổn, cho nên bỏ bán hạ là thuốc táo mà gia nhân sâm ngọt nhuận. Qua lâu cản đắng mát để trừ nhiệt sinh tân dịch. Đau trong bụng là do can khí làm hại tỳ khí. Hoàng cầm đấng lạnh không có lợi cho tỳ dương. Thược dược chua lạnh hay tả can khí trong tỳ, đuổi tà khư làm hết đau, bụng dưới sườn đầy cứng là tụ ở vùng thiếu dương. Đại táo ngọt hay làm tảng chứng đầy. Mẫu lệ mặn hay làm mềm chất rắn.

Vương Hiếu cổ có nói: “Mẫu lệ dùng sài hồ để dẫn, có thể trừ chứng đầy dưới sườn, dưới tâm động, tiểu tiện không lợi là thuỷ ẩm đọng lại mà không lưu hành, thuỷ ẩm hễ gặp lạnh thì dừng lại, gặp nhạt thì lưu lợi, cho nên bỏ hoàng cầm gia phục linh. Không khát, bên ngoài có sốt nhẹ là phần lý hoà mà phần biểu chưa giải cho nên dùng nhân sâm bổ phần lý, dùng quế chi giải phần biểu. Ho là phế hàn mà khí nghịch. Kinh nói: “Người lạnh uống của lạnh thì hại phế” nên cho gia ngũ vị chua để thu liễm khí nghịch; can khương ấm để trừ chứng phế hàn; sâm táo ngọt, nê trệ, không lợi cho trường hợp khí nghịch; sinh khương cay cũng ghét sự tán hay tan vậy”.

Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang
Mạch và chứng của Tiểu Sài hồ thang

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.