Mạch và chứng của bài Quế chi Nhân sâm thang
Điều 168. Bệnh thái dương ngoại chứng chưa giải mà cho hạ nhiều lần, bèn hợp với nhiệt mủ ỉa chầy không dứt được, dưới tâm đầy rắn, biểu lý không giải, dùng Quế chi nhân sâm thang làm chủ.
Tóm tắt:
Chứng trạng và cách chữa trường hợp ỉa chảy do lý hàn ghé biểu nhiệt.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dương hạ, chứng chưa giải mà hạ nhiều lần, hạ rồi biểu tà hãm vào trong, ngoại tà hợp với lý hư mà ỉa chảy không dứt, làm cho dưới lâm đầy rắn. Chứng đầy hơi ấy thuộc hư, cho nên dùng Quế chi nhân sâm thang để ôn lý, giải biểu thì các chứng tự khỏi.
Lời chú chọn lọc:
Hoàng Khôn Tái nói:” Bệnh thái dương ngoại chứng chưa giải mà cho hạ nhiều lần, ngoại nhiệt không lui mà ngoai hàn cũng tăng, bèn hơp với ngoai nhiệt mà thành ỉa chảy, ỉa chảy mà không dứt, khí thanh dương đã tụt xuỗng, thời khí trọc âm đă nghịch lên, lấp ở cửa dạ dày mà làm cho dưới tâm đắy rắn. Do trung khí hư hỏng không phân rành âm dương, thăng giáng lộn ngược, khí thanh khí trọc thay đổi vị trí là lý chứng không giải mà ngoài nhiệt không lui, theo phép nên chữa cả trong lẫn ngoài. Quế chi thông kinh giải biểu nhiệt, điều lý và làm ấm trung cung mà chuyển được cơ năng thăng giáng”.
Quế chi nhân sâm thang
Quế chi 4 lạng (gói riêng)
Chích thảo 4 lạng
Bạch truật 3 lạng
Nhân sâm 3 lạng
Can khương 3 lạng
Nảm trên dùng 9 thăng nưốc, cho sắc 4 vị kia lấy 5 thảng rồi cho quế chi vào, lại sắc lấy 3 thăng, lọc bỏ bã uông ấm 1 thảng, ngày uông 2 lần, tối uốhg một lần.
Ý nghĩa phương thuốc:
Nhân sâm bổ chính khí; can khương ôn trung, tán hàn; bạch truật kiện tỳ táo thấp; cam thảo bổ trung. Bốn vị này cũng đạt được công nảng ôn trung, chỉ lợi, lại gia quế chi để hành dương giải biểu.