Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ

心脏与脾脏之间的关系

Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ
Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ

Tâm chủ về huyết, tàng thần, Tỳ chủ về thống huyết, là nguồn hoá sinh ra khí huyết,quan hệ của Tâm với Tỳ chủ yếu là biểu hiện sự sinh thành và sự vận hành huyết dịch, với phương diện hoạt đông thần chí. Trên sinh lý, công năng chủ huyết của Tâm nên để Tâm
khí dồi dào, huyết dịch đầy đủ, mạch đạo thông lợi làm tiền đề, công năng chủ vẻ thần chí của Tâm, tâm cũng phải lấy khí huyết làm cơ sở vật chất. Mà Tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá của khí huyết, chỉ có Tỳ khí kiện vận, nguồn sinh hoá của khí huyết đầy đủ, Tâm huyết dồi dào mói có thể khiến cho Tâm làm chủ, Tỳ thống huyết khiến cho huyết dịch mới có thể phân bố toàn thân được bình thường, hoạt động thần trí cũng sẽ có cơ sờ vật chất đẩy đủ; Một phương diện khác, Tâm là Đại chủ của năm tạng, sáu phủ. Tâm làm chủ về huyết dịch đối với Tỳ có tác đụng tư dưỡng vừa nhuận, khiến cho có thể vận hoá khí huyết mà là gốc của hâu thiên. Đổng thời Tâm tàng thần, đối với công năng sinh lý của Tỳ có tác dụng xúc tiến và hiệp điều.
Trên phương diện bệnh lý, hai tạng Tâm và Tỳ thường ảnh hưởng lẫn nhau, nếu như tư lự quá độ, không chỉ hao thương Tâm huyết ngấm ngầm, xuất hiện Tâm huyết bất túc, vả lại còn ảnh hưởng đến vận hoá của Tỳ đẫn đến Tỳ mất khả năng kiện vận.

Ngược lại, nếu như Tâm huyết-bất túc, Tỳ mất đi sự tư dưỡng khí huyết, mất chức năng kiện vận, mà biểu hiện Tỳ khí hư nhược; nếu Tỳ khí hư nhược, vận hoá mất chức năng, thì nguồn sinh hoá ra khí huyết bị bất túc, có thể dẫn đến huyết hư mà Tâm không làm chủ được. Nếu Tỳ khí bất túc, mất chức năng thống huyết có thể dẫn đến huyết tràn ra ngoài mạch, cũng có thể dẫn đến huyết dịch bị suy thiếu, tạo thành Tâm huyết bất túc; Hàng loạt các vấn đề nói ở trên đều có thể hình thành các chứng trạng Tâm Tỳ lưỡng hư, thấy các chứng chủ yếu như: Chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, hay mê, bụng chướng, kém ăn, đại tiện nhão, một mỏi, sắc mặt kém tươi.v.v.

Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ
Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ

Quan hệ về phương diện ngũ hành:

Tâm thuộc hoả, Tỳ thuộc thổ, cả hai tạng hoả và thổ tương sinh với nhau, cấu thành quan hệ mẫu tử. Sách Y biển của Hà Mộng Giao đời Thanh nói: “Tỳ sở đĩ có khả năng vận hoá được thuỷ cốc là do khí , khí hư thì ngưng trệ không thông, được Tâm hoả giúp đỡ thì sẽ hoá, sẽ kiện vận không ngừng, đó là bởi Tâm hoả sinh rằng là đã chỉ ra được mối quan hệ tương sinh giữa Hoả và Tỳ Thổ, cho nên bảo tương sinh cũng là mang cái ý giúp đỡ và sưởi ấm lẫn nhau.
Nói cách khác, Tỳ thổ nếu được sưởi ấm của Tâm hoả và Mệnh môn hoả, mới có thể vận hoá vô cùng, khiến cho vạn vật tươi tốt. Nếu như mối quan hệ mẫu tử ấy bi phá vỡ, nếu như Tâm hoả thái quá hoặc bất cập, ảnh hưởng đến Tỳ, sẽ dẫn đến bệnh của mẹ liên luỵ tới con, Tỳ khí bất túc hoặc tà khí hữu dư, cũng thường liên luỵ tới Tâm, dẫn đến con trộm khí của mẹ hoặc là bệnh của con phạm đến mẹ. Hoả vượng hun đốt thổ, là chỉ Tâm hoả quá thịnh, ảnh hưởng đến Tỳ, cũng gọi là bệnh của mẹ liên luỵ tới con.

Dưới tình huống bình thường, Tâm hoả có khả năng sưởi ấm Tỳ thổ, có giúp đỡ cho công năng vận hoá thuỷ cốc tinh vi. Nếu như Tâm hoả quá căng, sẽ dận đến Vị phủ táo nhiệt, Vị âm bị hun đốt, tân dịch của Tỳ bị tổn thương, sẽ xuất hiện các chứng Tâm phiền mất ngủ, bụng đầy khổng biết đói, hoặc đói mà không muốn ăn, đại tiên khô kết hoặc táo bón
không thông. Tất cả các loại đó là do hoả tính thương âm dẫn đến chứng thổ táo, không nên xét theo loại kết táo của Vị gia thực để điểu trị, mà nên đồng thời sử dụng tả Tâm hoả với nhuận Tỳ thổ mới có thể điều hoà được mẫu tử.

Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ
Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ

Hoả không sinh thổ:

Hoả đó là bao gồm Tâm hoả và Mệnh môn hoả, Tâm hoả tức là Tâm dương. Cái dương của Tỳ Vị, phải nhờ vào sư sưởi ấm của Tâm dương. Nếu như Tâm dương hư suy, không có khả năng sưởi ấm Tỳ thổ thì trung tiêu tích hàn, mà xuất hiện các chứng như Tỳ mất kiện vận, bụng chướng, kém ăn, ngực đầỵ, đoản hơi, nặng hơn thù thuỷ ẩm đọng ở trong, phù thũng, tiểu tiên ít v.v. Nếu thuỷ khí xâm lấn lên Tâm, lại có các chứng hồi hộp không ăn được, đầu choáng mắt hoa, lúc này điều trị theo phép bổ hoả để sinh thổ.

Bệnh của thổ liên luỵ đến hoả:

là chỉ Tỳ (Vị) có bệnh liên luỵ tới Tâm, lại còn gọi là bệnh của con liên luỵ tới mẹ. Tỳ là âm thổ, ưa ráo ghét thấp, nếu thấp nhiệt uất trở trung tiêu, có chứng ngực, bụng đẩy chướng, đại tiện nhão, khát không muốn uống, kém ăn, nôn mửa, hoặc là thấp nhiệt nung nấu dẫn đến mình nóng Tâm phiền, mắt mờ không ngủ được do Tâm; thần bị quấy rối, điều trị nên hoá thấp thanh nhiệt để tả tử an mẫu.

Thổ suy hoả mắc bệnh:

Là chỉ Tỳ khí bất cập mà bệnh liên luỵ tới Tâm còn gọi là con trộm khí của mẹ, nếu Tỳ Vị hư nhược, nguồn sinh hoá của huyết bất túc, hoặc là Tỳ không thống huyết dẫn đến các loại chứng mất huyết, đều có thể dẫn đến Tâm huyết bất túc, Tâm thần mất sự nuôi dưỡng, là chứng của cả Tâm Tỳ đểu hư, điều trị nên dưỡng Tâm kiện Tỳ. Nếu Tỳ mất kiện vận, đàm ẩm nội đình, xâm lấn lên Tâm, dẫn đến các chứng hổi hộp, phù thũng và suyễn thở, điều tri cần ôn tỳ hoá ẩm thì chứng Tâm hồi hộp tự trừ, đó là bệnh của Tỳ liên luỵ tới Tâm, con trộm khí của mẹ gây ra, điểu trị nên ôn bổ Tỳ khí để giúp đỡ nguồn hoá sinh của khí huyết, kiêm cả an thần mới có thể chữa được cả mẹ và con.

Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ
Mối quan hệ giữa Tạng Tâm với Tạng Tỳ

Theo ” Trung Y tạng tượng học”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.