HUYỆT MỆNH MÔN 

命門穴
GV 4 Mìng mén xué (Ming Menn).

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

Xuất xứ của huyệt Mệnh Môn:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Mệnh Môn:

– “Mệnh” có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không sao làm được gọi là mệnh, cần cho sự sống và cuộc sống.
– “Môn ” có nghĩa là cổng.
Huyệt quan trọng, mang hàm ý cửa ngõ của đời sống. Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối loạn liên quan tới thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.
Để cho dễ hiểu, người ta còn ví Mệnh môn như là cái bu-ri phát ra lửa và huyết như là xăng ở trong động cơ máy nổ, máy hoạt động được là nhờ có lửa đốt vào nhiên liệu.
Người ta quan niệm rằng, Tạng Tâm ở trên thuộc Hỏa, thuộc dương; tạng Thận ở dưới thuộc Thủy, thuộc âm, hai tạng giao nhau để được thế quân bình gọi là “Thủy Hỏa ký tế” hay “Tâm Thận tương giao” được giải thích bằng khí hóa bỏi Y Dịch. Tâm là tượng ứng với quẻ Ly ☲ Hỏa (火), bên ngoài có sức nóng tràn đầy, bên trong có nước (tức huyết dịch) lưu chuyển tức là dương ngoại âm nội, dương bao bọc lấy âm thúc đẩy trôi chảy mãi, tuần hoàn chẳng nghỉ. Thận là tượng ứng với quẻ Khảm ☵  hay Nước (水) , ở ngoài có thủy trấp (thận dịch) mát dịu, bên trong có khí nóng (chân khí, khí chân dương, mệnh môn hỏa) xông ra tức là âm ngoại dương nội, âm gìn giữ lấy dương lưu hành điều hòa khắp cơ thể.
Huyết thuộc âm ở trong Tâm là cung Ly 離  (lửa 火) chủ phần dương khí thuộc dương, ở trong Thận là cung Khảm 坎  (nước 水) chủ phẩn âm. Như thế là trong dương có âm trong âm có dương, Hai khí ấy lẫn lộn trao đổi với nhau để bảo dưỡng cơ thể.
Huyết thuộc âm ở trên Tâm, Khí thuộc dương ở dưới Thận. Âm chất (chất nước) thì hay ngưng hạ xuống dưới, dương khí (hơi nóng) thì hay xông bốc lên trên; vì thể mà có sự giao hợp điều hòa chảy khắp trong cơ thể.
Nếu dương khí ở Thận xông bốc lên không đủ sức vận hành huyết dịch ở Tâm thì sẽ sinh ra phù thủng, tê bại hay âm huyết ở Tâm kém không đủ sức ngăn cản, giao hợp với dương khí thì sẽ sinh ra những chứng táo nhiệt nóng uất. Trên lâm sàng nếu Thận thủy không đầy đủ khống chế Tâm hỏa gây các chứng hồi hộp, mất ngủ, mê, lưỡi miệng lở loét, nhức đầu, chân lạnh, gọi là chứng “Tâm Thận bất giao” hay “Ẩm hư hỏa vượng”, nên Tư âm giáng hỏa. Vì thế cho nên huyệt Mệnh môn (命門) tức chân dương nằm ở giữa hai quả Thận (Thận du) được tượng trưng cho Khảm ☵ (:|: 坎 kan), là huyệt quan trọng để bổ nguyên dương, nên gọi là Mệnh môn.
Thẹo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Mệnh môn, ở giữa hai quả thận, là cửa ngõ quan trọng của sinh mệnh con người, nên được gọi là Mệnh môn”.
Tên đọc khác Mạng môn.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

Tên Hán Việt khác của huyệt Mệnh Môn:

Trúc trượng, Tinh cung, Thuộc lũy.

Huyệt thứ:

4 Thuộc Đốc mạch.

Mô tả của huyệt Mệnh Môn:

1. VỊ trí xưa :

Dưới giữa đốt xương sống lưng 14 (Giáp ắt, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

2. VỊ trí nay :

Chỗ hõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ hai.

3. Giải phẫu thần kinh dưới của huyệt Mệnh Môn :

là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ ráng bé sau dưới, cơ gian gai, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng vàng. Dưới nữa là ống sống. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L2.
Hiệu năng của huyệt Bồi nguyên bô thân, cổ tinh chỉ trệ, thư cân hòa huyết, sơ kinh điều khí, thông lợi yêu tích.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Mệnh Môn:

1 Tại chỗ, theo kinh :

Đau dây thần kinh thắt lưng, viêm tủy sống.

2. Toàn thân :

Viêm màng trong, ngoài tử cung; đái đầm, liệt dương, bệnh thuộc bộ phận sinh dục, bài tiết, lạnh từ ống quyển trở xuống bàn chân (chân dương suy).

Làm sàng của huyệt Mệnh Môn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Thận du trị chứng đái nhiều của người già (Ngọc long).

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

2 . Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thận du, Bàng- quang du, Thủy đạo trị viêm thận. Phối Đại chùy, Cách du, Khúc trì, Túc Tam-lý trị thiếu máu do thiếu chất sắt. Phối cứu Bách hội, Quan nguyên, Tam-âm giao, Trung liêu trị chứng đái dầm Phối Cách du, Túc Tam-lý trị huyết hư. Phối Thân du, Hoàn khiêu, ủy trung trị đau nhức lưng-thắt lưng. Phối Quan nguyên trị liệt dương.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, mũi kim hơi hướng lên trên, sâu 1 – 1,5 thốn, có cảm giác căng tức tại chồ. Khi châm sâu vào khoảng giữa đốt sống thắt lưng 1 – 2 thi hai chân có cảm giác như kiến bò hoặc tê như điện giật lan tỏa xuống hai chân.
2. Cứu 3 – 7 lửa. Tuổi trẻ khi cứu nên coi chừng, có thể trợ hỏa lên đầu gây nhức đầu khó ngủ chóng mặt.
3. Ôn cứu 10-30 phút.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

Tham khảo của huyệt Mệnh Môn:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau đầu như búa bổ, minh sốt như lửa, mồ hôi không ra, co giật, ớn lạnh mồ hôi không ra, sợ lạnh, mót rặn đau bụng lan ra thắt lưng, dùng huyệt Mệnh môn”.
2. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Hễ đại tiện ra máu, trị các loại mà không hiệu quả, chọn huyệt ở giữa cột sống cùng ngang với rốn, đè nơi chỗ xương nhô cao lên có cảm giác đau là huyệt, cứu 7 lửa là được. Nếu tái phát thì cứu thêm 7 lửa nữa, có thể dứt được. Với các loại nôn ra máu, chảy máu cam, tất cả các bệnh thuộc huyết, rất có hiệu quả, qua cứu huyệt này đều có hiệu quả không tái lại. Di tinh không hết cứu vào 5 lửa đều thấy kiến hiệu. Tục truyền rằng khi lạnh cứu nóng vào huyệt này cũng có nhiều hiệu quả”.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

3. «Nhập môn» ghi rằng: “Mệnh môn chủ trị người già đau thắt lưng do thận hư”.
4. «Cô kim y thống» ghi rằng: “Cứu 7 lửa vào huyệt Mệnh môn trị được 5 loại trĩ”.
5. «Dại thành» ghi rằng: “Đau đầu như búa bổ, mình nóng như lửa, mồ hôi không ra, sốt rét cách nhật, làm cho lưng thắt lưng đau ê, nóng trong xương, ngũ tạng nhiệt, trẻ con phát bệnh, miệng hả đầu lắc, mình nảy ngược”.
6. «TỐ vấn – Thích cấm luận thiên» đưa ra rằng: “Châm vào giữa cột sống nhằm tủy thì còng lưng”.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

7. «ĐỒ dực» đưa ra rằng: “Châm vào quá sâu, trúng nhằm tủy làm tổn thương tinh khí ở trong cột sống thắt lưng, vì vậy làm cho người ta co rút cuộn lại không thê duỗi ra “. Điều trên cho thấy rằng châm sâu vào giữa du huyệt ở giữa cột sống gây nên tác dụng phụ. Căn cứ trên thực tế lâm sàng, khi châm vào du huyệt giữa cột sống có cảm giác như điện giật thì rút kim ra hoặc là ngưng châm sâu thêm”.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

8. Theo “Giáp ất kinh” ghi huyệt này còn có tên là Thuộc lũy.
9. Theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng: “Ngay ở đốt cột sống thứ 14 nó xuất ra để thuộc vào Đới mạch“.
10. Căn cứ trên lâm sàng cho biết, du huyệt giữa cột sống thắt lưng không nên dùng châm thô nhiều lần để châm, nếu không thì cột sống lần lần thì sẽ biến dạng.
11. Chứng Vị âm bất túc, âm hư hỏa vượng và huyết hư phát sốt thì không nên ôn châm ở huyệt này.
12. Dùng huyệt Mệnh môn trong trường hợp chứng dương suy của người già rất hay, còn chứng dương suy của thanh niên và trẻ con dùng nên cẩn thận, vì khi dùng huyệt này có thê làm cho hỏa vượng lên.

HUYỆT MỆNH MÔN
HUYỆT MỆNH MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.