Hoàng Liên: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ – 黄连
Tên dùng trong đơn thuốc:
Hoàng liên, Xuyên liên, Nhã liên, Hoàng liên sao với nước gừng, Hoàng liên sao với nước mật lợn.
Phân cho vào thuốc:
Rễ.
Bào chế:
chữa hỏa ở tâm thì dùng sống, tả thực hỏa ở can đởm thl dùng nước mật lợn tẩm sao lên chữa hư hỏa ở can đởm thì tẩm dấm sao lên. Sao với rượu đi lên thượng tiêu, sao với gìíng đi vào trung tiêu, sao với muối hoặc phác tiêu đi xuống hạ tiêu, sấy khô dùng.
Tính vị quy kinh:
vị đấng, tính hàn: Vào kinh tâm và kiêm năm kinh: Can, đởm, tì, vị, đại tràng.
Công dụng:
Tả tâm hỏa, táo thấp ở vị quản, thanh nội nhiệt (nóng trong) giải nhiệt độc.
Chủ trị:
1- Tâm phiền (buồn bực bứt rứt) không ngủ được, vùng dưới tâm bí tắc hoặc nôn mửa.
2- Đi lỵ thuộc nhiệt, mót đi nhưng dặn không ra (lý cấp hậu trọng), bụng đau trướng nặng tức..
3- Mắt đỏ đau sưng to, trông vật gì cũng lờ mờ, sợ ánh sáng.
4- Ung nhọt độc sưng đau, cam ăn lên miệng và mũi.
ứng dụng và phân biệt:
Công dụng khác nhau của ba vị: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, ở chỗ: tâm hỏa bốc lên mạnh dùng Hoàng liên là hay, thanh phế nhiệt thì Hoàng cầm độc đáo, Hoàng bá thì giỏi về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Liều lượng:
Bốn phân đến một đông cân, nhiệt nặng có thể dùng hai đồng cân.
Kiêng kỵ:
Âm hư hoặc sau khi đẻ phiền nhiệt do huyết hư thì cấm dùng. Trẻ em lên đậu lên sởi khí hư đi ỉa chảy thì khống dùng.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Hương liên hoàn (hòa tễ cục phương) chữa đi lị đỏ máu cá và chất nhầy trắng (Xích bạch lỵ), máu mù lần lộn, mót đi dặn không ra (lý cấp hậu trọng)
Hoàng liên, Mộc hương, trộn vối dấm, bột hô làm viên, uống với nước cơm hoặc nước đun sôi.
Tham khảo:
Hoàng liên rất đắng, dùng ít thì kiện vị (khỏe dạ dày), dùng nhiều lại hóa ra táo, cảm thấy phiền nhiệt. Vả lại vị đắng không thể nuốt được, cho nên, nói chung liều lượng dùng không quá một đồng cân là tốt.