HÀN THỦY THẠCH: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, KIÊNG KỴ VÀ LIỀU DÙNG – 寒水石
Tên dùng trong đơn thuốc:
Hàn thủy thạch, Ngưng thủy thạch.
Bào chế:
Lấy nưâc cốt tự nhiên (không pha nước lã) của gừng sống nấu khô, tán bột đê’ dùng.
TÍnh vị quy kinh:
VỊ cay, mặn, tính hàn. Vào ba kinh: phế, vị, đại tràng.
Công dụng:
Thanh thực hỏa ở phế, vị, giải ôn nhiệt thuộc kinh Dương minh.
Chủ trị:
Chữa ôn tà, thử nhiệt nung nấu ở vị, có nóng táo khát, mình nóng như than hồng.
Ứng dụng và phân biệt:
Trong việc thanh vị nhiệt, Thạch cao còn có cối hay là đi ra ngoài để giải biểu phát hãn Cũng trong việc thanh vị nhiệt, Hàn thủy thạch còn co’ thể tả được cái no’ng như lửa đốt ở trong da.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn và không thực nhiệt thì cấm dùng.
Liêu lượng:
Một đồng cân năm phân đến bốn đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tam thạch thang (ôn bệnh điều biện phương) chữa thử ôn lan khắp tam tiêu, lưỡi hoạt hời vàng, tà ở phần khí.
Hàn thủy thạch, Phi hoạt thạch (hoạt thạch thủy phi), Sinh thạch cao, Hạnh nhân, Trúc như, Ngân hoa, Kim chấp (kim chấp tức phẩn thanh – nước trong lấy từ phân người.
Cách chế:
Rải một lớp đất sét – hoàng thổ, trên giấy lọc xốp bằng vỏ bẹ móc, dội nước phân hòa loãng qua lốp đất, lọc lấy nước trong, cho vào một cái ang sành mới, lấy bát đậy kín bịt chặt lại, chôn xuống đất sau một năm lấy lên, Bạch thông thảo, cho vào năm bát nước, sắc còn hai bát, chia làm hai lần uống ấm.
Tham khảo:
Chù trị của Hàn thủy thạch với Thạch cao phần lớn giống nhau, chỉ khác nhau chút ít thôi. Các bài thuốc về đời Đường, đời Tống cho rằng Hàn thủy thạch tức là Thạch cao. Trong các bài thuốc của đời sau đã chia ra Hàn thủy thạch với Thạch cao. Thạch cao thỉ trong trắng cứng rắn, Hàn thủy thạch thì xốp mềm, tay co’ thể bo’p vỡ được, cho vàio nước là tan ra, ngoài hơi xanh đen, trong có đường vân nhỏ.