Tri Mẫu: Tác dụng chữa bệnh, kiêng kỵ và liều dùng – 知母
Tên dùng trong đơn thuốc:
Tri mẫu, Phì tri mẫu, Tri mẫu sao với rượu, Tri mẫu sao với muối.
Phần cho vào thuốc:
Thân rễ (củ).
Bào chế:
Rửa sạch, bỏ hết lông, thái phiến để dùng, muốn dẫn đường lãnh đi lên thì sao vối rượu, muốn đi xuống dưới thì sao với muối.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh: vị, đại tràng, thận.
Công dụng:
Thanh nhiệt tà thiên thắng ở kinh Dương minh, đẩy lùi được táo khí hữu dư ở thận.
Chủ trị:
1 – Chữa phiền nhiệt, giải trừ tiêu khát (đái tháo), cơ phư phát nhiệt, mình mẩy chân tay sưng đỏ.
2 – Chữa tiểu tiện nhiệt bí không thồng, ở dưới có thể nhuận thận táo mà tư âm, ở trên có thể thanh phế nhiệt mà tả hỏa.
Ứng dụng và phân biệt:
Tri mẫu thanh thực nhiệt ở vị, Hoàng bá thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, Tri mẫu thanh vị, giữ lại mà không đi, Thạch cao thanh vị đi mà khồng giữa lại.
Kiêng kỵ:
Tri mẫu hay hoạt tràng (làm trơn ruột), nếu tỳ hư đi iả chảy lỏng phân, thận hư không có thực hỏa thì cấm dùng.
Liều lượng:
Một đồng cân rưỡi đến ba đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Tri mâu hoàn (Sản nhũ tập nghiệm phương) chữa có mang phiền táo, do uống thuốc làm cho thai khí không yên, buồn bực bứt rứt không ngủ được.
Tri mẫu, Hồng tảo nhục (táo tàu đỏ bỏ hột), tán bột làm viên, to như viên bi (đạn), mỗi làn uống một viên với nước cháo.
Tham khảo:
Nhiệt thuộc chứng hư nhược, thì không, thể chì chuyên dùng thuốc khổ hàn. Nhiệt mà chưa thành hu lao thì có thể dùng phương pháp “dĩ khổ bổ thận” (lấy Vị đáng để bổ thận), sao với nước muối dùng.