Khi nào dùng thuốc xổ?

Khi nào dùng thuốc xổ?
Khi nào dùng thuốc xổ?

Điều 213. Bệnh dương minh mạch trì tuy ra mồ hôi không sợ lạnh, mình nặng, khí đoản, bụng đầy mà suyễn, có sốt cơn đấy là ngoại chứng muốn khỏi, có thể công lý được. Chân tay dâm dấp ra mồ hôi, đấy là đại tiện đã rắn, dùng Đại thừa khí thang làm chủ. Nếu nhiều mồ hôi, phát sốt sợ lạnh là ngoại chứng chưa giải, sôi không còn thì chưa có thể cho dùng Thừa khí thang. Nếu bụng đầy rắn, không thông, có thể cho dùng Tiêu thừa khí thang để hơi hòa vị khí, đừng cho xổ mạnh.

Tóm tắt:

Biện chứng trạng và cách chữa bệnh dương minh như thế nào là có thế công và như thế nào là không thể công.

Thích nghĩa:

Điều này chia làm 3 đoạn để giải thích:

Khi nào dùng thuốc xổ?
Khi nào dùng thuốc xổ?

Đoạn 1:

Từ “Bệnh dương minh mạch trì” đến “Đại thừa khí thang làm chủ” là biện rõ cái lẽ mạch trì mà dùng Đại thừa khí thang, ở đây mạch trì mà hữu lực, vì cơ khí ở phủ không vận hành, đường mạch uất trệ không lưu lợi- Tuy ra mồ hôi mà không sợ lạnh, có thể biết ngoại chứng đã giải. Thấy một số chứng trạng mình nặng, khí đoản, bụng đầy mà suyễn, có cơn sốt… là có thể biết bệnh đã dần dần nhập lý. Nếu lại thấy chân tay dâm dấp mồ hôi thì biết chứng lý thực đã hình thành, cho nên có thể dùng Đại thừa khí thang để công hạ.

Đoạn 2:

Là câu “Nếu nhiều mồ hôi, phát sôt sợ lạnh, là biểu chứng chưa giải, là nói nên cẩn thận khi dùng phép hạ, sốt không còn là nhiệt chưa nhập lý, không những kiêng dùng Đại thừa khí thang mà cả ba thang Thừa khí đều không thể dùng”.

Khi nào dùng thuốc xổ?
Khi nào dùng thuốc xổ?

Đoạn 3:

Từ câu “Nếu bụng đầy rắn, không thông” đến câu “Đừng xổ mạnh’ là nói rõ nguyên do không dùng Đại thừa khí thang mà chỉ dùng Tiểu thừa khí thang. Giả như biểu chứng đã giải, cần phải công hạ, nhưng chỉ có bụng đầy không thông, chưa đến chân tay dâm dấp ra mồ hôi là bên trong tuy thực đầy mà táo chưa kết nặng lắm. Do đó chỉ nên dùng Tiểu thừa khí thang để hoà vị khí.

Bốn vị trên dùng 1 đấu nước, trước nấu 2 vị lấy 5 thăng, lọc bỏ bã rồi cho đại hoàng vào, lại sắc lấy 2 thăng, lọc bỏ bã cho mang tiêu vào, lại bắc lên nhỏ lửỉi cho sôi, chia uống ấm hai lần, xổ được thời đã không uống lần sau.

Khi nào dùng thuốc xổ?
Khi nào dùng thuốc xổ?

Ý nghĩa phương thuốc:

Trường vị táo kết thành chứng thực, chính khí uất trệ không thông, phương thuốc này tiếp theo chiều thuận của vị khí mà đi xuống, làm cho chứng tắc thông được, chứng bế mở được, cho nên gọi là “thừa khí”. Trong biêu chứng dùng chỉ thực đắng lạnh để tan chứng kết, trừ chứng đầy; hậu phác đắng ấm để thông khí, tiết chứng đầy; mang tiêu lạnh để nhuận chứng táo, mềm chất rắn; đại hoàng đắng lạnh để tẩy tháo tích nhiệt, cho nên nó là một bài thuốc mạnh để trừ thực nhiệt, thông tích trệ và trừ phân táo.

Tiểu thừa khí thang:

Đại hoàng 4 lạng (tẩy rượu)
Hậu phác 2 lạng (nướng bóc vỏ)
Chỉ xác 3 lạng (dùng thứ quả to nướng)
Ba vị trên dùng 4 thăng nước nấu lấy 1 thảng, 2 cáp, lọc bỏ bã chia uổng ấm 2.

Khi nào dùng thuốc xổ?
Khi nào dùng thuốc xổ?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.