TAM LĂNG: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, KIÊNG KỴ, LIỀU DÙNG – 三棱
Tên dùng trong đơn thuốc:
Tam lăng, Kinh tam lâng, Kinh (kinh đô) tam lăng.
Phân cho vào thuốc:
Củ
Bào chế:
Chọn sạch, ngâm nước, cho mềm rồi thái phiến, phơi khô để dùng, hoặc ngâm với dấm sao lên dùng, hoặc sao với cám đê’ dùng.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, tính binh Vào kinh can
Công dụng:
Phá huyết hành khí, hóa tích tụ, tiêu hòn cục
Chủ trị:
Hóa tích tụ, tiêu trưng giả (bệnh báng có hòn cục) dùng cho các chứng huyết ứ khí kết.
ứng dụng và phân biệt:
- Công dụng của Kinh tam lăng và Bồng nga truật hoàn toàn giống nhau, hai vị cũng thựờng dùng để điều trị các chứng tích tụ cứng rắn ngưng kết đình trệ có hình khối, công dụng phá khí tán kết gần giống như Hương phụ, song hiệu lực mạnh hơn, cho nên không dùng kéo dài.
- Tam lãng, Nga truật đều có thể tả chính khí, nếu như trong chứng hư lại kiêm cả thực thì có thể cùng dùng với thuổc kiện tỳ bổ khí, tức là cộng bổ kiêm thi, dùng thuốc công phạt kiêm thuốc bổ.
Kiêng kỵ:
Người tỳ vị hư nhược không có thực tính (tích tụ thuộc chứng thực) phải thận trọng khi sử dụng.
Liều lượng:
1 đồng cân đến 3 đồng cân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài tam lăng tiễn (Thiên kim phương) chữa bệnh báng hòn cục cổ trướng. Kinh Tam lăng, một vị, cho nước vào sắc lên, bỏ bã đi, lại canh đặc như nưốc đường, cho vào chai lọ, nút kín, mỗi buổi sáng sớm uống một chén con cho thêm một tí rượu vào cùng uống, ngày uống hai lần.