THANH BÌ: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, KIÊNG KỴ, LIỀU DÙNG – 青皮

THANH BÌ: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, KIÊNG KỴ, LIỀU DÙNG
THANH BÌ: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, KIÊNG KỴ, LIỀU DÙNG

Tên dùng trong đơn thuốc:

Thanh bì, Tế thanh bì, Tiểu thanh bì, Thanh quất bì

Phần cho vào thuốc:

vỏ quả

Bào chế:

Ngâm nước cho mềm, thái phiến phơi khô, dùng sống sao rượu hoặc sao với cám để dùng.

Tính vị quy kinh:

VỊ đáng, cay, tính ôn. Vào hai kinh: Can đởm,

Công dụng:

Sơ can thư uất, phá khí tán kết.

Chủ trị:

Chữa ngực sườn đầy trướng gây đau, vùng vú đau, sán khí gây thiên trụy đau đớn và tích tụ thuộc về can kinh.

ứng dụng và phân biệt:

  • Thanh bì hình dáng nhỏ, tính tương đối mạnh, thiên về sơ can phá khí. Trần bì hình dáng to, tính tương đối hoãn (từ từ), thiên về thông tỳ mà lý khí. Nếu như can tỳ cũng bị bệnh hoặc can vị bất hòa thì có thể cùng dùng Thanh bì, Trân bì.
  • Vỏ quất (quýt) chưa chín gọi là Thanh bì, chín vàng gọi là Quất bì, cũng như phân biệt xanh chín của Chi thực và Chỉ xác.

Kiêng kỵ:

Người can huyết hư không có khí trê thì kiêng dùng.

Liều lượng:

5 phân đến 1,5 đồng cân

Bài thuốc ví dụ:

Bài Thanh bì hoàn (Thẩm thị tôn sinh thư phương) chữa thực tích đau bụng, đầy trướng. Thanh bì, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha, Thảo quả tán thành bột nhỏ. hòa nước làm viên, uống với nước sôi.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.