Thoái hóa khớp Gối chữa bằng Đông Y có hiệu quả không?

Người già bị đau đầu gối do thoái hóa khớp gối nên làm gì?
Người già bị đau đầu gối do thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp Gối là gì?

Viêm khớp thoái hóa Khớp Gối là một căn bệnh do thoái hóa, căng thẳng hoặc hoạt động quá mức của khớp Gối. Bệnh này thường liên quan đến tuổi tác và tình trạng hao mòn, phổ biến hơn ở những người từ 55 tuổi trở lên. Theo thời gian và việc sử dụng khớp thường xuyên, sụn dần bị bào mòn và yếu đi, thậm chí có thể biến mất hoàn toàn, gây ma sát giữa các xương trong khớp và gây đau nhức, tràn dịch khớp Gối.

Thoái hóa khớp Gối theo quan điểm của Đông Y là gì?

Đông Y cho rằng thoái hóa khớp Gối thuộc phạm trù bệnh “Cốt tý”, bế tắc ở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông xướng, làm cho Cốt mất đi sự nuôi dưỡng, cân mất đi sự nhuận dưỡng, Cân mất đi khả năng chằng nối được Cốt, làm cho vận động tai Khớp Gối không thuận lợi, cho nên Khớp bị tổn thương vận động bất lợi. Nó phù hợp với cơ chế lý thuyết về áp lực nén cao đè nặng vào khớp Gối kéo dài.

Biểu hiện của thoái hóa Khớp Gối là gì?

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
– Đau đầu Gối nhẹ lúc đầu nhưng trầm trọng hơn theo thời gian.
– Đau đầu Gối tăng theo cường độ hoạt động.
– Cứng và sưng quanh khớp Gối.
– Không thể cử động khớp sau khi ngồi/nghỉ ngơi kéo dài.
– Các khớp có cảm giác ấm khi chạm vào.
– Giảm khả năng di chuyển.

– Khớp Gối phát ra tiếng kêu khi di chuyển.

Nguyên nhân gây thoái hóa Khớp Gối là gì?

Theo Y học hiện đại thoái hóa khớp Gối là tình trạng sụn mặt đầu Gối bị mòn do áp lực cơ học đè vào khớp Gối lặp đi lặp lại. Nó làm cho các xương khớp cọ xát vào nhau, gây đau, cứng, sưng và theo thời gian dẫn đến co cứng và gai xương, Viêm xương khớp đầu Gối còn được gọi là “bệnh thoái hóa khớp Gối”. Viêm xương khớp đầu Gối là loại viêm khớp phổ biến nhất.

Chẩn đoán thoái hóa Khớp Gối như thế nào?

tràn dịch khớp Gối do thoái hóa khớp Gối lâu ngày
tràn dịch khớp Gối do thoái hóa khớp Gối lâu ngày

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối:

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

– Căn cứ diễn biến của bệnh để thăm khám các triệu chứng lâm sàng của khớp gối các triệu chứng toàn thân.
– Sau đó, trên cơ sở tình trạng bệnh để chỉ định một số xét nghiệm như: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).
– Trong trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ siêu âm khớp, nếu có đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể chọc hút thăm dò dịch khớp..

Điều trị thoái hóa khớp Gối theo Y học hiện đại như thế nào?

 Điều trị không dùng thuốc:

– Giảm cân (nếu bị thừa cân): Việc giảm cân giúp giảm áp lực ở đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.

– Tập luyện các bài tập chống thoái hóa khớp gối: Các bài tập trong trạng thái không bị trọng lượng cơ thể đè nén lên 2 khớp Gối.

– Vật lý trị liệu để giảm đau:Dùng máy móc vật lý trị liệu có thể do kỹ thuật viện làm cho bệnh nhân, hoặc người bệnh tự làm.

– Sửa tư thế người cho đúng: Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.

 Điều trị dùng thuốc:

Thoái khớp Gối dùng châm cứu chữa được không?
Thoái khớp Gối dùng châm cứu chữa được không?

– Thuốc chống viêm giảm đau No steroid hoặc Thuốc chống viêm steroid.

– Thuốc bôi ngoài da: cũng là loại thuốc giảm đau chống viêm.

– Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh.

– Thuốc tiêm vào khớp: thường là các loại thuốc giảm đau chống viêm. Thay dịch viêm của ổ khớp…

– Vật lý trị liệu: dùng các loại thiết bị tạo nhiệt trị liệu….Các loai sóng xung kích, thủy trị liệu…

Tiên lượng điều trị bằng thuốc Tây Y là gì?

Bệnh thoái hóa khớp Gối thường là một bệnh tiến triển và cuối cùng có thể dẫn đến tàn tật. Cường độ của các triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau ở mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chúng thường trở nên nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn và suy nhược hơn theo thời gian.

( theo https://www.ncbi.nlm.nih.gov)

Nguyên nhân thoái hóa khớp Gối theo Đông Y như thế nào?

Y học cổ truyền cho rằng sự khởi phát của bệnh thoái hóa khớp Gối có liên quan đến nhiều yếu tố như tuổi già, thể chất suy nhược, áp lực đè vào khớp Gối lâu dài và tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Về nguyên nhân bên ngoài, các tà khí như gió, lạnh, ẩm ướt, nóng có thể gây bệnh. Về nguyên nhân bên trong, Can chi phối Gân, Thận chi phối Xương Tủy, Tỳ chủ vận hóa thủy thấp, lại chủ về Cơ, Căng thẳng lâu ngày hoặc tuổi già dẫn đến Can thận suy yếu, tủy rỗng, xương yếu, Can yếu không nuôi dưỡng được Gân cốt dẫn đến kinh mạch và Gân cốt không được nuôi dưỡng, dẫn đến tình trạng co cứng, đau nhức Khớp Xương xảy ra. Thận chủ Thủy, Tỳ chủ về vận hóa thủy thấp khi suy yếu làm cho tràn dịch khớp dẫn đến tràn dịch khớp ( sưng khớp).

ĐÔNG Y CHỮA HIỆU QUẢ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
ĐÔNG Y CHỮA HIỆU QUẢ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Điều trị Thoái hóa khớp Gối Theo Đông Y là gì?

Từ nguyên nhân gây bệnh ở trên ta thấy nguyên nhân gây bệnh thoái hóa Khớp Gối do 2 nguyên nhân chính:

– Nguyên nhân bên ngoài do Phong, Hàn, Thấp, nhiệt. Các tà khí này cần phải trừ bỏ tà khí thực.

– Nguyên nhân bên trong do các Tạng Phủ hư nhược là: Can, Tỳ, Thận. Nguyên nhân này phải bổ hư.

Phương pháp điều trị:

Dùng các biện pháp thuốc và không dùng thuốc. Theo hướng điều trị trên.

Tiên lượng:

Do hiều rõ nguyên nhận gây bệnh mà các nguyên nhân này hoàn toàn có thể can thiệp được bằng các phương pháp điều trị của Đông Y một cách hiệu quả nên tiên lượng điều trị tốt, có thể điều trị ổn định trong thời gian kéo dài (không còn sưng, nóng, đau Khớp Gối hoạt động bình thường)

Phòng bệnh:

Biết rõ nguyên nhân gây bệnh nên có thể có chế độ ăn, sinh hoạt, luyện tập giúp người bệnh nhanh chóng ổn định lại, tránh tái phát. Theo Đông Y thì mỗi người bệnh có cơ địa khác nhau mang tính cá thể nên thường không có cách điều trị và phòng bệnh chung mà theo mỗi cơ địa của bệnh nhân mà có các cách điều trị và phòng bệnh khác nhau.

Kinh nghiệm lâm sàng:

Phòng khám chúng tôi đã khám và điều trị nhiều bệnh nhân bị thoái hóa Khớp Gối bằng các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền. Thì nhận thấy rằng bệnh thoái hóa Khớp Gối là một bệnh mạn tính tiến triển ( có nghĩa là bệnh ngày càng nặng lên theo tuổi tác) nên bệnh nhân đi khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt cho người bệnh tránh được các biến chứng gây tàn phế hoặc đau đớn kéo dài. Bệnh trình thường kéo dài nên thời gian điều trị cũng thường lâu hơn so với các bệnh cấp tính. Hạn chế dùng các thuốc Giảm đau chống viêm loại có nhân steroid vì rất nhiều tác dụng phụ trầm trọng, đặc biệt không dùng các loại viên hoàn tán thuốc Đông Y không rõ nguồn gốc, thủy châm (tiêm thuốc giảm đau) có tác dụng giảm đau tức thì ( Vì có chứa thuốc giảm đau chống viêm của Tây Y) gây ra rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Phù thũng Mặt, toàn thân; đau Dạ Dày, Viêm loét Dạ dày, trào ngược Dạ Dày – Thực quản, suy thận, tăng đường huyết, tăng mỡ máu, Teo Cơ, loạn thần, tăng huyết áp, tăng acid uric, có thể có xuất huyết dưới da….Nhưng khi thôi dùng Thuốc giảm đau bệnh sẽ tái phát lại ngay tức thì và thường trầm trọng hơn.

châm cứu trong điều trị thoái hóa khớp gối
châm cứu trong điều trị thoái hóa khớp gối

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.