BẢN THẢO VẤN ĐÁP CÂU 31-39
31. Hỏi:Đều là giáng khí, sao Hạnh-nhân, Đình-lịch vào phế, mà Chỉ-xác, Hậu-phác vào Tỳ-vị?
Đáp:Đình-lịch, Hạnh-nhân sắc trắng thuộc kim; Chỉ-xác, Hậu-phác đều là chất cây (mộc); Mộc hay sơ thổ (giúp thổ tiêu hoá), cho nên vào Tỳ-vị. Chỉ-xác là trái cây, vị nhẹ hơn Hậu-phác, cho nên lý Vị khí; Hậu-phác là vỏ, vị nặng hơn Chỉ-xác, cho nên lý Tỳ khí. Xem Trọng-cảnh dùng Chí-xác trị dưới Tâm đầy; dùng Hậu-phác trị bụng đau. Thì biết phân biệt sự nặng nhẹ của Chỉ-xác, Hậu-phác.
32. Hỏi:Trần-bì cũng là trái cây, trị được Vị, gồm trị Tỳ, vừa lý phế được. Tại sao vậy?
Đáp:Trần-bì gồm cay thơm, cho nên đạt lên phế được; Chỉ-xác không cay thơm, cho nên không vào phế; Hậu-phác cay mà khí quá trầm, cho nên không vào phế. Phế khí thông với Đại-trường, Hậu-phác làm lưu hành khí của Đại-trường, thì Phế khí được thông ra ngoài, cho nên Trọng-cảnh trị bệnh có Quế-chi thang gia Hậu-phác, Hạnh-tử. Vả chăng, dùng thuốc không phải tuyệt đối phân ranh giới. Cho nên Chỉ, Quất, Phác thường thường có công dụng hỗ trợ, người thầy thuốc cần nên thông hiểu, Tân (Binh)-lang là trái cây (trái cau), tính trầm nhiều, cho nên trị sán khí bụng dưới; mà tính trầm giáng từ trên đi xuống, cho nên Tân-lang cũng gồm cả lợi Hung-cách; vả lại vị không mạnh, cho nên đi xuống chậm. Trầm-hương cây hơi chìm xuống nước, vị lại đắng đi xuống, lại có khí thơm để lưu hành, cho nên tính hay giáng khí. Giả-nam-hương vị ngọt khác với Trầm-hương, chi nên khí của Giả-nam thăng tán, mà khí của Trâm-hương chuyên hạ giáng. Uống Giả-nam thì ợ khí. Uống Trầm-hương thì hạ bộ đánh rấm(địt). Biết là một thứ ngọt, một thứ đắng, lên xuống khác nhau. Giáng-hương đắng sắc hồng, cho nên giáng khí trong huyết, chỉ thổ huyết. Ngưu-tất mà giáng là theo hình và vị để trị, vì rễ sâu vị đắng, cho nên dẫn Thuỷ-hoả đi xuống. Thiết-lạc mà giáng là lấy kim bình mộc, lấy nặng trấn khử, cho nên làm hết sợ sệt, làm hết điên cuồng. Giả-thạch cũng nặng mà sắc đỏ, lại vào huyết phần, cho nên có tên là Huyết-sư, vì giáng huyết; huyết là chổ ở của khí. Toàn-Phúc-Đại-Giả-Thạch thang làm hết ợ hơi, chính là hành huyết để giáng khí, giáng mà trầm vị phải đắng chất phải nặng, giáng mà tán vị phải cay khí phải thơm, giáng mà thấm lợi vị phải nhạt khí phải nhẹ. Dĩ-nhân, Trạch-tả, Xa-tiền-tử, Phục-linh đều vị nhạt, khí nhẹ, đều thuộc âm ở trong dương, không lên thanh khiếu ở trên, cho nên đều đến thanh khiếu ở dưới lợi tiểu tiện, giáng mà công phá vị phải đậm khí phải mạnh gồm công năng phá huyết thì có công năng công tích. Nếu chỉ có tân dịch thì tích làm đờm thuỷ, không kết cứng được; như kết cứng đều có trộn huyết, nhưng có một mình huyết mà không có khí để kết hợp cũng là huyết chết mà không kết cứng; duy khí dựa huyết mà ngưng đọng, huyết hợp với khí mà tụ lại, rồi sau mới đọng lam cục cứng (kiên tích). Tam-lăng phá khí trong huyết, Nga-truật phá huyết trong khí, cho nên phá tích được. Tam-lăng vị chỉ đắng mà không cay, sức phá huyết nhiều, mà sức tán khí ít; Nga-truật gồm vị cay, hành khí để phá huyết, thì hành khí hành huyết được cả hai, rất thích hợp cho tích tụ, cho nên Nga-truật được dùng nhiều trong cac phương. Khương-hoàng khí vị đều đậm cho nên hành khí hành huyết. Uất-kim từ Khương-hoàng sinh ra mà khí nhẹ vị mạnh, cho nên co công năng hành huyết mạnh hơn hành khí.
33. Hỏi:Phàm thuốc đi xuống đều chìm vào trung-hạ-tiêu, nghịch khí của thượng tiêu lam cách nào hạ xuống?
Đáp: Thuốc đi xuống tuy trầm nhưng chưa co thứ nào không từ thượng-tiêu mà đi xuống. Cho nên Giả-thạch theo thượng-tiêu để trấn xuống. Tân-lang gồm được lợi ngực và cách mạc. Nói chung tính và khí vừa năng mau vừa thẳng xuống hạ-tiêu, mà không lợi được thượng-tiêu; khí và vị vừa nhẹ vừa chậm, thì đều giáng lợi được thượng-tiêu. Đình-lịch tả phế. Hạnh-nhân lợi phế, Xạ-can hơi đắng, lợi đờm trong họng. Hậu-phác-hoa tính nhẹ, lợi khí ở cơ hoành. Xuyên-bối-mẫu sắc trắng tính bình, lợi đờm khí ở ngực phế. Toàn-phúc-hoa vị mặn chất nhẹ, cho nên nhuận phế giáng đờm. Trần-bì khí vị không nhẹ không nặng, cho nên có thể giáng thượng-tiêu, co thể giáng trung-tiêu. Duy Mộc-hương khí phù vị trầm, cả thượng-trung-hạ tam tiêu đều lý được. Còn tính nặng như hột quýt (quất hạch), hột Tra (Tra hạch), hột trái vải đều chuyên trị khí ở hạ-tiêu. Tính mau như Đại-hoàng, Ba-đậu, Ngưu-tất thì chạy hẵn xuống hạ-tiêu. Cùng là hành khí, lại phân biệt nhẹ nặng nổi chìm (kinh, trọng, phù, trầm), để dùng cho đích đáng, tự nhiên không sai lầm.
34. Hỏi:Phàm rễ phần nhiều có tính đi lên, tính của trái phần nhiều đi xuống, tính của thân phần nhiều hoà, tính của cành phần nhiều tán. Vì cớ sao vậy?
Đáp:Rễ chủ việc sống ở trên cho nên co tính lên; trái chủ thòng xuống, cho nên co tính xuống; thân ở giữa cho nên lên được xuống được, cho nên có tính hoà; cành lá ở bên, chủ phát ra, cho nên có tính tán. Nhưng mỗi dược tính, nên chú trọng ở rễ, hoặc nên chú trọng ở trái, hoặc nên chú trọng ở thân, hoặc nên chú trọng ở lá, đều tuỳ nên chú trọng vào tính ở chỗ nào, để làm thuốc chuyên trị. Chưa có thể bàn rộng ra.
35. Hỏi: Tính của rễ, trái, thân, lá đã nói rõ chỗ chuyên trị của mỗi thứ. Bây giờ hãy bàn trước về rễ. Tính của rễ đi lên, có những vị thuốc nào một mình chuyên chủ tính ấy, xin chỉ rõ.
Đáp:Tính của rễ phần nhiều đi lên, lại cần xem hình sắc khí vị, đều thấy rễ quan trọng, thì chuyên lấy rễ dùng. Như Thăng-ma rễ lớn hơn mầm, thì rễ được khí nhiều, cho nên chuyên lấy rễ; trong rễ lại có nhiều lỗ hổng, đó là lỗ hút dẫn thuỷ khí lên đến mầm lá, cho nên tính chủ đi lên. Khí vị cay ngọt, đó lại làkhí vị đi lên. Kết hợp hình để bàn tính đều chủ đi lên, cho nên gọi là Thăng-ma. Đó là vị thuốc chuyên chủ đi lên. Còn như Cát-căn rễ rất sâu, hút dẫn thuỷ khí trong đất, đễ đun lên đến vòi dây; cho nên đưa tân dịch lên được, lại thăng tán được hai kinh thái-dương, dương-minh; lấy ý nghĩa lên đến vòi dây, Cát-căn có vòi rất dài, mà kinh mạch của thái-dương cũng rất dài; Cát-căn dẫn thuỷ khí dưới đất đem lên đến vòi dây; thái-dương dẫn dương khí trong thuỷ của Bàng-quang đễ đem đến kinh mạch, đồng lý nhau; cho nên Cát-căn trị được một chứng bệnh kinh phong của thái-dương, giúp kinh thái-dương, do nước trong Bàng-quang, mà đem khí ra ngoài. Màu rễ thuần trắng, thuộc kim, lại hút được thuỷ khí đi lên, đó là vật kim-thuỷ tương sinh; lại dẫn được tân khí (tân-dịch), đễ trị táo của dương-minh. Cát-căn và Thăng-ma khác nhau; Cát-căn rễ chắc cho nên đem tân lên mà không đem khí lên; Thăng-ma rễ rỗng, có đường rỗng đễ đưa khí đi, cho nên đem khí lên mà không đem tân lên. Hoàng-kỳ cũng có đường rỗng trong rễ xốp; nhưng Thăng-ma vị không đậm cho nên đi lên mà không bổ; Hoàng-kỳ vị đậm, cho nên đi lên mà bổ được. Hoàng-kỳ rễ sâu dài đến vài thước, lấy Hoàng-kỳ không dùng cuốc đễ đào lên, mà dùng sức nhổ ra khỏi đất vì rễ đuôi chuột không có rễ bàng; theo đó mà biết rễ tính đi thẳng; phía trong lại rỗng xốp, thông thuỷ khí được, đem thẳng thuỷ khí dưới đất lên để lên đến mầm. Cho nên đem nguyên khí của người lên được, để làm đầy đủ ở phần trên, đạt đến phần biểu. Nguyên khí của người sinh ở Thận, phát xuất từ nước trong Bàng-quang, theo màng mỏng của Khí-hải mà lên ngực. Chẻn dừng, để lên phế, ra khắp lông da, Hoàng-kỳ trong rỗng xốp thông đạt được giống như màng mỏng của người dẫn được thuỷ khí dưới đất, để lên thấu mầm lá, giống nguyên khí của người, từ Thận lên Phế để ra đến phần biểu; cho nên Hoàng-kỳ đưa nguyên khí ở phần lý lên được.
36. Hỏi:Ba vị thuốc trên đây tính đều chủ thăng, mà chủ trị đều không giống nhau, sao vậy?
Đáp:Rễ đều có tính đi lên mà hình sắc khí vị lại không giống nhau, cho nên chủ trị khác nhau, vị Thăng-ma có đường rỗng thông khí lớn, gồm có khí vị cay hay phát tán, cho nên tính thuần đi lên. Hoàng-kỳ sắc vàng khí ôn, vị thuần ngọt, cho nên đi lên mà gồm có bổ, Cát-căn vỏ trắng, vị hơi đắng cho nên lên mà thanh hoả, không bổ được. Bàn về vị thuốc nên xét tỉ mỉ.
37. Hỏi:Ngưu-tất, Linh-tiên, Thuyến-thảo, đều là rễ, sao lại không chủ thăng mà chủ giáng?
Đáp:Nói rằng rễ đi lên tức là khí vị hình sắc đều có tính đi lên mới thăng đạt được, như Ngưu-tất và các thứ rễ đã cứng chắc, mà hình không rỗng, thì không có đường rỗng để thăng đạt. Vị đã đắng, tả hạ mà khí không phát tán thì không có sức thăng phát; vả lại khí vị đã giáng, mà rễ lại xấu, đó là dẫn khí vào rễ để hạ đạt; ý nghĩa trái với tính đi lên của Thăng-ma và các vị thuốc kia, có thể so sánh mà biết lý được.
38. Hỏi:Trái của loài thảo mộc đều có tính đi xuống, sao vậy?
Đáp:Vật ở thấp tột thì lại đi lên, vật ở cao tột thì lại đi xuống; trái cây sinh ở trên cao, đã tột rồi cho nên đi trở xuống lại. Tính của hạt của trái cây, liễm vào trong, cho nên giáng mà thu
39. Hỏi:Thương-nhĩ-tử, Mạn-kinh-tử đều là trái loài cỏ, tại sao đều đi lên được? Hoa-tiêu, Quất-hồng đều là trái loài cây, tại sao đều ngoại tán được?
Đáp:Trái, nhân, hột chủ thu giáng đó là nói chung, còn phải phối hợp hình sắc khí vị để bàn mới được xác đáng. Thương-nhĩ có gai là thê’ nhẹ xốp, Mạn-kinh vị cay mà khí phát tán, cho nên điều có tính đi lên, cũng là biến cách trong trái hột. Đến như Hoa-tiêu, Quất-hồng khí vị cay ấm, cho nên thăng tán được; nhưng hai thứ ấy giáng khí được; chúng đều là da vỏ cả, cho nên có thêm tính thăng, đến như hạt tiêu, làm dức được mồ hôi tự đỗ ra, hột Quất trị được sán khí, thì thuần đi xuống, mà không thăng phát. Vì đều là quả (trái), lại phân ra da thịt nhân hột, da thịt ở ngoài có hình dáng thăng tán, nhân hột ở trong thì chuyên chủ thu giáng, dứt khoát không thăng tán. Vì vậy Khiên-ngưu-tử, Xa-tiền-tử đều giáng lợi. Lệ-tử-hạch (hạt trái vải), Sơn-tra-hạch đều chủ giáng tán, Bạch-khấu-nhân, Tây-sa-nhân vị tuy cay mà xét thấy ấm để giáng khí. Bá-tử-nhân, Toan-táo-nhân tuy có công năng bổ, mà cần yếu là ở chổ nhuận tâm để giáng hoả. Còn như Hạnh-nhân giáng khí, Đào-nhân giáng huyết là rõ ràng rồi.