BỆNH NGUYÊN
1) Do khi-cơ uất-trệ.
– Trong lòng lo nghĩ, u-uất quá nhiều can-khí uất kết, khí-cơ bị trơ-trệ, sự hộ-hấp không điều hoà, khiến huyết mạch bất lợi và kinh-kỳ chậm đi.
2) Do sinh nở nhiều quá.
– Hoặc là do bệnh huyết-hư có sẵn, hoặc vì, dâm-hợp quá độ, hoặc vi sinh nở nhiều lần, cho con bú nhiều quá, đến mỗi chàn huyết khô kiệt, quả kỳ mới thấy kinh. Còn những nguyên-nhàn khác nữa cũng giống máy nguyên-nhìn đã nói ở trên đây (nội-nhan, ngoại-nhân v.v.).
BỆNH TRẠNG
Quá 30 ngày mới thấy kinh, Nếu vì khí hư, huyết thiếu, thị huyết ra ít, sắc nhợt, người khôngđau đớn. Nếu khi thực, huyết nhiều mà bị ngưng trẻ thì kinh ra sắc thắm và đau bụng.
BIẾN CHỨNG
Kinh mấy tháng mới thấy một kỳ
. – Nếu bệnh không chữa, huyết mỗi ngày một ngưng trệ, mỗi kỳ lại chậm thêm một ít, có khi cách mấy tháng mới thấy một kỷ, hoặc có khi thành bệnh binh-bế nguy lắm.
PHÉP CHỮA
Quá 30 ngày mới thấy 1 lần, mà sắc huyết nhợt, huyết ra ít, không đau bụng, đó là do huyết bất túc nên cho dùng bài « Song Hỏa Ẩm ” (14), “Thánh dũ thang ” (7) và ” Nhân sâm dưỡng doanh thang ” (15).
Nếu huyết nhiều, sắc thắm, bụng đau, là do huyết hữu dư mà bị trệ, nên cho dùng bài ” Quà kỳ ẩm ” (16).
Kinh mấy tháng mới thấy 1 lần.
Nếu khi ngưng, huyết trẻ, thấy kinh đau bụng thì nên dùng bài « Nga lăng thông khí thang ) (17) hay bài « Quá kỳ ẩm ). Nếu huyết it, bụng không đau, thì dùng bài “Thánh dũ thang ” (7) “Nhất sâm dưỡng doanh trang” (15) và « Thập toàn đại bổ thang) (10)
ĐIỀU DƯỠNG
1) Kiêng tư-lự, phẫn nộ
– Lúc nào cũng nên giữ cho tâm bình, khi hỏa. Tuyệt đối không nên tư-lự, phẫn-nộ làm cho khí huyết trở-trệ thèm.
2) Kiêng dung của chua.
-.Ăn uống phải thận trong không nên ăn các thứ sống, chua và lạnh. Nhất là khi kinh đương hành, thì lại càng phải kiêng kỹ hơn,
3) Hàng ngày nên bổ dưỡng.
– Lúc khỏi rồi, hoặc khi bệnh vẫn còn, bao giờ cũng nên bồi bổ chân huyết, nếu đã biết rõ bệnh-căn là do chàng huyết thiếu. Không gì bằng bài « Nhân sâm dưỡng vinh thang” (15). Nếu tự ý dùng thuốc không qua thăm khám thì hư lại càng hue thêm, rất tai hại.