CHÂM GIẢI THIÊN

KINH VĂN

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết phép dùng cửu châm (chín thứ châm) và thế nào là hư thực?

Kỳ Bá thưa rằng:

“Khí hư thì bổ cho thực”, tức là đợi cho khi nào khí đến dưới châm đã nóng mới thôi, vì khí thực thì nhiệt. “Khí mãn thì làm cho tiết”, tức là đợi cho khi nào khí đến dưới châm lạnh mới thôi. Vì khí hư thì hàn. “Uất tích thì trừ đi”, tức là dùng châm cho tiết bỏ ác huyết.

“Tà thắng thì làm cho nó hư đi”, vậy khi rút châm ra đừng bỏ vết châm lại để cho tà khí cứ theo đó mà tiết ra.

Như nói: “Thong thả mà nhanh thì sẽ thực”, tức là lúc rút châm thì thong thả, nhưng sau khi châm rút ra hết rồi, kịp vít ngay vết châm lại. Như nói: “Nhanh mà thong thà thì sẽ hư”, tức là rút châm ra nhanh mà thong thà mới lấy tay vít chỗ châm lại.

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN

Nói: “Thực với hư” tức là nhận xem khí đến ở dưới châm lạnh hay ấm thì biết là khí nhiều hay ít.

Khí ở con người hư hay thực, như có như không, phải yên tĩnh đổ nhật xét, néu vội vàng không thể sao biết được.

Bệnh có gốc ngọn, trị bệnh cũng phải có gốc ngọn. Có phân biệt dưoc gốc ngọn, mới mong trị được bệnh.

Hư thì làm cho thực, thực thỉ làm cho hư, về phép bổ tả, phải giữ cho đúng,

Cái cốt yếu của sự hư thực, đổi với phép dùng cửa châm, rất là tinh vi huyền ảo, nhưng cũng theo cái lẽ đương nhiên thôi.

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN

Trong khi hoặc bổ hoặc tả, thì sự khai hạp của khí cũng phản ứng theo (tức như trên đã nói).

Phàm chín thứ châm, danh và hình đều không giống nhau, có thể mói đầy đủ được phương pháp bổ và tả.

Thích vào thực, muốn hư, hãy lưu châm, chờ Âm khí đến dưới châm nhiều rồi, sẽ rút châm.

Thích vào hư, muốn cho thực, chờ Dương khí đến dưới châm nhiều rồi, sẽ rút châm.

Như nói: “Kinh khí đã đến, cần giữ đừng lỡ.”, tức là đừng để cho khí lại thay đối trái khác, mới mong khỏi bệnh.

Như nói: “Sâu nông ở chí.”, tức là đã biết rõ bệnh ở trong hay ngoài, để dùng châm hoặc sâu hoặc nông cho đủng.

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN

Như nói: “Xa gần như một”, tức là lúc thích sâu hay nông phải cỏ nhất định.

Như nói: “Tay như nắm con hổ”, tức là nói dùng châm phải vững vàng, không nên hấp tấp.

Như nói: “Thần không thể nào mọi vật.”, tức là bảo người dùng châm phải yên tĩnh để xem xét bệnh nhân, không nên để tâm vào việc khác.

Vậy lúc cầm châm để châm cho bệnh nhân, phải đoan trang yên tĩnh, dùng mắt cùa mình trông vào mắt cùa bệnh nhân, khiến bệnh nhân chú ý vào mình, nhò’ ở dó mà khí lưu hành đưọc dễ dãi.

Bì (da) cùa người, ứng với trời; nhục cùa người ứng với đất; mạch của người ứng với người; cân cùa người ứng với thì (mùa); tiếng của ngưòi ứng với âm; dương cùa người họp với khí và ứng với luật răng và mặt, mắt cùa người ứng với tinh (sao); khí ra vào của người ứng với phong (gió); chín khiếu và ba trăm sáu mươi nhăm lạc ứng với dã (khu vực).

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN

Cho nên châm số 1 để châm bì, châm số 2 để châm nhục, châm số 3 để châm mạch, châm số 4 để châm cân, châm số 5 để châm cốt, châm số 6 để điều âm dương, châm số 7 để ích tinh, châm số 8 để trừ phong, châm số 9 để thông chín khiếu và trừ 365 khí ở các tiết. Vì vậy, nên nói các châm đỏ đều có “sở chủ”.

Tâm, ý của con người ứng với tám gió (gió của tám phương); khí của con người ứng vói trời; tóc, răng, tai, mắt và ngũ thanh cùa con người ứng với năm âm, sáu luật; âm, dưong, mạch và huyết khí cùa con người ứng với đất; Can và mục của con người ứng với số cửu (tức chín). Can khai khiếu lên mắt, nên họp gọi là “can mục”. Can thuộc Mộc, Mộc sinh ra bởi số 3. Ba nhân với ba tức là số chín).

CHÚ GIẢI:

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN

(1)Án: Ở dưới tiết này còn một tiết đếm được 123 chữ, theo bàn chú giải của Vương Băng, Trương Án Am và Mã Nguyên Đài đều công nhận là do bàn chép rách nát, thiếu sót, nên lộn xộn không thành câu kệ gì. Đành khuyết bò không chú giải. Nên đây dịch giả cũng thôi không dịch.

CHÂM GIẢI THIÊN
CHÂM GIẢI THIÊN
Bài trướcTHÍCH CHÍ LUÂN THIÊN
Bài tiếp theoTRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.