TRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN THIÊN
KINH VĂN
Thích gia không cần phải chẩn, chi nghe bệnh nhân nói, cũng có thể thấu được bệnh tình.
Bệnh tại đầu, nhức đầu, dùng “tàng châm”(1) để thích. Thích tới cốt, bệnh khỏi, sẽ thôi. Phàm thích, đừng làm thương đến cốt nhục và bì. Bì là con đường để châm(2).
Phàm trị về hàn nhiệt, phải dùng âm thích. Thích vào chính huyệt một châm, thích vào bàng huyệt bốn châm. Nếu bệnh nặng và lâu, nên điều trị Đại Tàng. Phàm thích Đại Tàng, nên thích ở lưng mà cho gần tới Tàng. Bởi Du huyệt của Tàng ở lưng. Thích ở Du mà gần tới Tàng, thì Tàng khí với châm sẽ họp nhau, mà chứng hàn nhiệt ở trong phúc sẽ bài trừ hết. Nhưng cái cốt yếu cùa phép thích, không nên để cho huyết ra quá nhiều, chi phát châm nông cho huyết ra ít thôi.
Trị chứng ung thũng (mụn, sưng, nát), nên thích ngay trên ung. Trông xem ung lớn hay nhỏ, để định sự thích sâu hay nông. Thích ung lớn, nên cho ra nhiều huyết, thích ung nhỏ, nên để nông châm. Phải giữ châm cho thật ngay, dừng để phạm đến thịt lành. Thích vừa đúng chỗ có máu mù thì thôi.
Bệnh tại Thiếu phúc, có vật uất tích. Nhận ở Thiếu phúc, chỗ nào da “cồn dầy” lên thì thích. Lại thích ở hai bên đốt xưong, Tân du sổng thứ tư, thích ở hai bên yêu cốt, hai bên hiếp lặc. Để dẫn cho nhiệt khí ở trong phúc do dưới châm mà tiết ra, ý xá, kinh môn.
Bệnh tại Thiếu phúc, phúc thống không đại, tiểu tiện được, gọi là sán. Thích ờ Thiếu phúc, hai đùi, yêu và khỏa cốt. Thích để mũi châm lâu sỗ rút ra, nhiệt khí tiết ra hết, bệnh sẽ khỏi.
Bệnh tại cân, cân rút, khớp đau, không thể đi được, gọi là cân tý. Vì thế phải thích ỏ’ trên cân, thích ở khoảng phận nhục, nhưng không được để trúng vào xương. Cân đã thư, bệnh sẽ hết; cân đã nóng, bệnh sẽ khỏi và thôi không phải thích nữa.
Bệnh tại cơ phụ, cơ phụ đều đau, gọi là cơ tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, phải thích ở đại phận nhục, tiểu phận nhục. Châm nhiều huyệt và sâu, để cho khí nhiệt dẫn đến. Nhưng đừng làm thương đến cân cổt. Nếu thương đến cân cốt, sẽ biến thành chứng nan hoán (tay chân rã rời, bất toại bên tả, hoặc bên hữu), chờ bao giờ các phận nhục nhiệt đều, bệnh sẽ khỏi và thôi không phải châm.
Bệnh tại cốt, cốt nặng không thể cử động được, cốt tùy toan thống, do hàn khí phạm vào, gọi là cốt tý. Phải thích sâu, đừng làm thương đến mạch và nhục. Vì con đường cùa nó phải đi qua đại, tiểu phận nhục. Khi nào trong cốt nóng đều, bệnh khỏi, sẽ thôi không phải châm.
Có chứng bệnh, lúc mới, thường mỗi năm phát sinh một lần; nếu không chữa, dần dần đến mỗi tháng một lần, hoặc ba bổn lần… Gọi là bệnh điên. Thích ờ các phận nhục, các mạch. Nếu không có chứng hàn, thì dùng chàm để làm cho điều hòa, bệnh khỏi sẽ thôi không phải châm.
Bệnh thuộc về phong vừa hàn, vừa nhiệt; nhiệt hãn toát ra, mỗi ngày vài lần. Trước hãy thích vào các phận lý, lạc mạch. Neu hãn vẫn ra, mà vẫn cứ vừa hàn vừa nhiệt, thì ba ngày thích một lần; thích tói trăm ngày thì lhôi(3).
Bệnh đại phong (tức lệ phong), các khớp xương nặng nề, râu, mày rụng. Vì vậy, thích ở cơ nhục, để cho hãn ra, quá một trăm ngày; thích ở cốt tuy, để cho hãn ra, một trăm ngày; tất cả trưóc sau hai trăm ngày, được râu và lông mày mọc lại, thì không châm nữa(4).
CHÚ GIẢI:
(1) Tàng tức là giấu kín. Giấu kín cái châm đi để hơi hở mũi châm.
(2) Ờ đầu, bì nhục rất mỏng, rất dễ phạm vào xương. Cho nên, phải khéo thế nào: thích đến xương mà không chạm vào xương; thích nông ờ ngoài bì mà lại không thương đến bì. Mà bì lại là con đường châm tất phải đl qua. Nông quá thì thương bì, sâu quá thì thương cốt, lơ lửng ở giữa khoảng sâu nông thì lại thương nhục… Vậy thích ở đâu mới lại là một điều kiện rất khó. Nếu đối với sự khó mà làm được không khó, thỉ đối với cái dễ lại càng dễ. Thích gia có thể coi thường được sao?
(3) Đương lúc bệnh phát mà hãn ra, đó là bời tà với chính cùng xung đột nhau; nếu vì thích mà hãn ra, đó là vì làm cho có hãn, để tà theo hãn mà tiết ra.
(4) Đại phong hay lệ (lại) phong tức là chứng phong hủi. Nó do cơ nhục mà thẳng phạm vào cốt tùy, nên cốt tiết nặng nề. Vì nó ở bộ phận cơ nhục, mà nhằm đúng vào nơi huyết khí cùa hai mạch Xung, Nhâm, nên râu và lông mày rụng. Vì tà, thoạt tiên phạm vào cơ nhục, nên thích ở cơ nhục trước, để lấy hãn, qua một trăm ngày rồi, mới thích vào bộ phận cốt tủy để lấy hãn, lại thêm một trăm ngày nữa, cộng là hai trăm ngày, mới thôi không thích.
Án: Theo phép thích, “thích vào cốt, đừng làm thương đến tùy”, giờ vì cái độc của “lại phong” nó vào quá sâu, nên thích vào tùy tới trăm ngày, mà không đến nỗi quá tiêu thước, đó tức là đúng với nghĩa câu: hữu cố, vô vẫn = có bệnh, bệnh sẽ chịu, không chết vậy.