CHỮA TIÊU CHẢY BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Biện chứng Đông y:
Tỳ Vị hư hàn, vận hoá yếu, thuỷ thấp dồn xuống hạ tiêu.
Cách trị:
Ôn trung tán hàn, khứ thấp.
Đơn thuốc:
Thương nhĩ hoàng đơn cao.
Bài thuốc:
Thương nhĩ toàn cây 2 phần, Sinh khương 1 phần, Hoàng đơn vừa đủ.
Vào mùa thu, lá cây Thương nhĩ mọc nhiều (không hái lá khô, vàng), hái toàn cây Thương nhĩ tươi, lấy 2 phần, rửa sạch, cắt nhỏ, thêm 1 phần Sinh khương, thái mỏng, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun to lửa, dần dần đun nhỏ lửa, lọc bỏ bã, nếu 2 lần nước, gộp trộn chung, cô thành cao đặc, thêm Hoàng đơn (bột) (cứ 500ml cao thêm 125g Hoàng đơn), đun, trộn đều thành dạng cao mềm, tắt lửa, cho vào lọ để nơi khô mát. Khi dùng, cho thuốc vào lớp bông, vải dán lên rôn, lấy băng băng chặt, một ngày thay thuốc một lần.
Hiệu quả lâm sàng:
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy độ nhẹ, do hàn thấp, ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thức sông, lạnh, dùng phương thuốc này rất hiệu quả.
Đường XX, nữ, 3 tháng tuổi. Mẹ cháu nói rằng vào ban đêm, cháu bị cảm lạnh, tiêu chảy nửa ngày, ra toàn nước, đến lúc khám vẫn còn đại tiện ngày 4 lần, tay chân lạnh. Chẩn đoán là tiêu chảy do hàn thấp, không có dấu hiệu mất nước. Dùng Thương nhĩ hoảng đơn cao, dán đắp trên ròn một ngày, hết tiêu chảy, khỏi bệnh ((Đường Huệ Dụ – tỉnh Hồ Nam).