Huyết theo Đông Y là gì?

Huyết theo Đông Y là gì?
Huyết theo Đông Y là gì?

+ Huyết theo Đông Y là gì?

là vật chất ăn uống thỏng qua quá trình hóa sinh của tỳ vị mà thành. Chức năng của huyết là tuần hoàn không ngừng để dinh dưỡng toàn thân, để duy trì mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Sở dĩ mắt có khả năng nhìn, chân có khả năng bước, tay có khả nâng co duỗi… là do có sự hoạt động của các cơ quan tổ chức của toàn cơ thể (tạng phủ, cân cốt, da lông…); nếu không có sự tư dưỡng của huyết dịch thì không để duy trì chức năng sinh lý bình thường. Nếu như huyết dịch vận hành trờ ngại, cơ phu không đủ huyết dịch làm cho tê mỏi, huyết dịch đến tứ chi không đủ, tay chân không theo ý, thậm chí liệt bại, không bước được.

Huyết và khí có quan hệ rất mật thiết với nhau, thông thường khí huyết dẩy đù, khí huyết như một âm, một dương hỗ tương tổn tại “khí vi huyết chi soái, huyết vi khí chi mẫu”, nghĩa là sự vận hành của huyết phải dựa vào sức huy động của khí, khí hành tắc huyết hành, khí trệ tắc huyết ứ. Mặt khác, công năng hoạt động của một cơ quan, tổ chức lại phải nhờ vào sự tư dưỡng của huyết dịch đưa lại (huyết vi khí chi mẫu) hay huyết là cơ sở vật chất. Chứng bệnh của huyết chù yếu biểu hiện: xuất huyết, huyết hư và huyết ứ.

+ Xuất huyết:

Huyết theo Đông Y là gì?
Huyết theo Đông Y là gì?

là hỏa nhiệt tà thực bức huyết vong hành hoặc khí hư bít nãng nhiếp huyết hoặc can bất tàng huyết, tỳ bất thống huyết hoặc thận âm hao tổn, hư hỏa nội sinh thương phạm mạch lạc hoặc tinh thần kích thích, tình chí uất hoá hỏa đều có thể dẫn đến xuất huyết. Vì vậy, điều trị chứng xuất huyết không chỉ đơn thuần sử dụng thuốc chỉ huyết mà phải phân tích từng nguyên nhân cụ thể để kết hợp điều trị.

Nếu do vị hỏa mà thổ huyết phải thanh nhiệt, giáng hỏa.

Nếu do tỳ hư mà kinh nguyệt quá nhiều hoặc rong kinh phải dùng phương pháp bổ trung ích khí.

+ Huyết hư:

do mất máu quá nhiều hoặc quá trình sinh huyết kém dều có thể dẫn đến huyết hư. Lâin sàng thường biểu hiện: sầc mặt vàng nhợt, môi, lưỡi, móng tay chân không hổng nhuận, nhợt nhạt, đầu choáng, mắt hoa, tâm quý, gầy gò, mệt mỏi, vô lực, tay chân hay tẽ, mạch tế nhược. Điều trị phải dùng pháp bổ huyết nhưng dựa trên lý luận “khí vi huyết chi soái”, vì vậy khi dùng pháp bổ huyết thường phải kết hợp với phương pháp bổ khí.

+ Huyết ứ:

do nhiểu nguyên nhân, có thể do ngoại nhân (chấn thương) huyết tích tụ ở tổ chức cơ quan, có thể do khí trệ huyết đính, có thể do hàn ở mạch huyết ngưng thành ứ và có thể do nhiệt thịnh bức huyết vong hành “huyết dịch ly khai mạch đạo”, tích thành ứ, cũng có thể do nhiệt cực thương âm, thương huyết làm cho huyết uất thành ứ. Tùy thuộc vào vị trí của huyết ứ mà có triệu chứng khác nhau. Nếu huyết ứ ở tâm gây tâm quý, tâm thống, huyết ứ ờ phế có thể khái lạc đàm huyết, đau tức ngực, huyết ở báo cung thì xung nhâm khổng điều hòa làm cho kinh nguyệt không điều hòa, huyết ứ ở chi thể thấy chi thể mỏi, tê bại hoăc vdn động không linh hoạt…

Điều trị chứng huyết ứ phải dùng phương pháp khử ứ hoặc phương pháp bổ khí hoạt huyết.

Huyết theo Đông Y là gì?
Huyết theo Đông Y là gì?

 

Bài trướcTác dụng của cặp huyệt Trung Đình – Trung Phủ
Bài tiếp theoTinh theo Đông Y là gì?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.