MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

KINH VĂN

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

Ta nghe phép Mậu thích, chưa hiểu ra sao, xin cho biết rõ thế nào là Mậu thích?

Kỳ Bá thưa rằng:

Tà khí “khách” ở thân hình con người, trước tụ ở bì mao; lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở Tôn mạch; lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ở lạc mạch; lưu ở đó không tan đi, lại vào tụ ờ kinh mạch; khi đó bên trong sẽ liền với năm Tàng, bố tán ra Trường vị, âm dương đều thịnh, năm Tàng sẽ thương. Đó là tà khí bắt đầu phạm ở bì mao, rồi cuối cùng vào tới năm Tàng. Như thế thì điều trị ở kinh(1).

Giờ tà khí khách ờ bì mao, vào tụ ở tôn lạc lưu ở đó mà không tan đi, vít lầp không thông, không được truyền vào kinh, mà trôi ràn vào lạc, vì vậy mà gây nên bệnh.

Tà khí, “khách” ở đại lạc, nếu ở bên tả sẽ rót sang bên hữu, ở bên hữu sẽ rót sang bên tả. Trên dưới, tà hữu, cùng giao thông với kinh toại để bổ tán ra tứ chi. Cái khí đó không ờ chuyên nơi nào, mà cũng không vào kinh du, nên gọi là Mậu thích.

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết, vì cớ sao phép Mậu thích lại bệnh ở tả thì thích hữu, bệnh ở hữu thì thích tả. Cùng với phép Cự thích, khác nhau thế nào?

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Kỳ Bá thưa rằng:

Tà khách ở kinh, bên tả thịnh thì bên hữu mắc bệnh, bên hữu thịnh thì bên tả mắc bệnh. Nhưng cũng có khi di dịch. Bên tả đau chưa khỏi mà mạch bên hữu đã mắc bệnh, như thế, phải dùng phép Cự thích; nhưng phải thích cho trúng kinh mạch, chứ không phải lạc mạch. Cho nên bệnh ở lạc, cái sự đau cùng với kinh mạch khác nhau, nên gọi là Mậu thích(2).

Hoàng Đế hỏi:

về phép Mậu thích, nên như thể nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Tà khách ở lạc túc Thiếu âm, khiến người bỗng dưng Tâm thống, bạo trướng, hung và hiếp nghẽn đầy, xét ra không có “tích”, thích ở trước Nhiên cốt cho ra huyết; trong vòng như ăn xong bữa com, sẽ khỏi. Nếu không khỏi, bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Bệnh mới phát sinh, năm ngày sẽ khỏi.

Tà khách ở lạc thủ Thiểu dương khiến người hầu tý, thiệt quyển, miệng ráo, tâm phiền, ngoài cánh tay đau; tay không thể với lên đầu. Thích ở trên móng ngón tay giữa và ngón vô danh, cậch chỗ móng bằng chiếc là hẹ (cửu diệp) đều một “vĩ’ (vết hoặc nốt). Hạng tráng niên khỏi ngay; người già một lát sẽ khỏi. Bệnh bên tả thích bên hữu; bệnh bên hữu thích bên tả. Bệnh mới phát, vài ngày khỏi.

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Tà khách ở lạc túc Quyết âm, khiến người bỗng dưng sán thống, bạo thống, thích ở chỗ thịt giáp móng ngón chân cái, mỗi bên một “vĩ’. Bệnh nhân là con trai, khỏi ngay, là con gái một lát khỏi. Bệnh bên tả, thích bên hữu, bệnh bên hữu, thích bên tả.

Tà khách ở lạc túc Thái dương khiến ngưòi đầu và cổ đều đau. Thích ỏ’ chỗ thịt giáp móng ngón chân út, mỗi bên một “vĩ”. Bệnh bên tà thích bên hữu bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong một bữa ăn sẽ khỏi.

Tà khách ở lạc thủ Dương minh khiến người khí mãn, trong hung suyễn và thở gấp, hiếp nghẽn, hung nhiệt, thích ờ ngón tay giữa và ngón vô danh, cách chỗ móng bàng một lá hẹ nằm ngang, mỗi ngón một “vĩ’. Bệnh bên tả thích bên hữu, bệnh bên hữu thích bên tả. Như xong bùa ăn sẽ khỏi.

Tà khách ở khoảng tỷ trưởng (cánh tay, bàn tay), không thể co lại đuợc, thích ở sau khỏa (sau khuỷu tay), trưóc lấy tay ấn vào, thấy đau bấy giờ mới thích. Lấy nguyệt (mặt trăng) mọc lặn làm số hạn. Trăng mọc ngày thứ nhất, thích một “vĩ”, ngày thứ hai (thích hai vĩ); ngày 15, 15 (vĩ); ngày 16, 14 (vĩ) (rút ít đi dần).

Tà khách ở mạch túc Dương kiểu khiến người mắt đau, bắt ‘đầu từ trong đầu mắt trưóc, thích ở dưới Ngoại khỏa nửa tấc đều 2 “vĩ’. Bệnh bên tà thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ờ tả. Một lát lâu như đi được mười dặm, sẽ khỏi.

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Nếu bị ngã đau, ác huyết lưu ở bên trong, trong bụng đầy, không đại tiểu được, trước nên cho uổng “lợi dược” (thứ thuốc uống cho lợi đại tiểu). Bệnh đó, do bên trên thì thương đến mạch của Quyết âm, bên dưới thì thương đến lạc cùa Thiếu dương, thích ở dưới tức Nội khỏa, phía trước Nhiên cốt, để cho huyết ờ mạch tiết ra. Lại thích ở động mạch trên mu bàn chân, vẫn không khỏi, lại thích ở trên Tam mao, đều một “vĩ”, thấy nhóm huyết, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả. Nếu bệnh nhân hay bi, kinh, không vui, cũng thích như phương pháp trên.

Tà khách ở lạc cùa thủ Dương minh, khiến người tai điếc, thường không nghe tiếng gì. Thích ở ngón tay cái, ngón tay trỏ, chỗ cách móng tay bằng chiếc lá hẹ nằm ngang, đều một “vĩ’. Có thể nghe tiếng ngay. Nếu không khỏi, thích ở chỗ thịt và móng tay giáp

nhau, có thể’nghe được ngay. Nếu bệnh nhân có lúc vẫn nghe được, thì không thể thích. Nếu trong tai ù ù như gió, cũng thích bấy nhiêu “vĩ’. Bệnh bên tả thích ỏ’ hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Phàm chứng tý, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ nọ, đi lại không có nơl nhất định. Nhận ở ngoài thịt, chỗ nào đau thi thích, lẩy mặt trăng mọc làm hạn. Khi dùng châm, theo khí thịnh suy để tính sổ “vĩ’. Nếu châm quá số ngày, sẽ bị thoát khí; nếu không kịp số ngày, tà khí sẽ không tả ra được; bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả; bệnh khỏi, thôi không thích nữa; vẫn chưa khỏi, lại thích đúng như phép. Theo mặt trăng khi mọc, ngày thứ một một “vĩ”, ngày thứ hai hai “vĩ’. Rồi nhiều dần lên đến ngày thứ mười lăm thì mười lăm “vĩ’, qua ngày mười sáu thì mười bón rồi lại rút bớt dần.

Tà khách ở kinh mạch túc Dưong minh kinh: nợười cừu nục (máu chảy ra đằng mũi), thích ở chỗ thịt giáp liền với móng hai ngón chân giữa và ngón vô danh, đều một “vĩ’. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

Tà khách ở lạc của túc Thiểu dương khiến người hiếp (lườn) đau không thể thở, khái mà hãn ra, thích ở chỗ thịt giáp liền với hai ngón chân vô danh và ngón chân út, đều một “vĩ’, về chứng “không thể thở”, sẽ khỏi ngay, chứng hãn ra cũng chỉ ngay. Còn chúng khái, phải cho mặc áo ấm, và cho điều dưõng thêm bằng thức ăn có tính ôn, một ngày sẽ khỏi. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả. Bệnh khỏi ngay. Nếu vẫn không khỏi, lại thích đúng như phép trước.

Tà khách ở lạc cùa túc Thiếu âm khiến người đau ở cuống họng, không thể nuốt thức ăn, không vì cớ gì mà cũng hay nộ, khí dẫn ngưọc lên Bí môn, thích mạch Trung ương ỏ’ dưới chân Dũng tuyền 3 “vĩ”, tất cả sáu lần thích, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở hữu, bệnh bên hữu thích ở tả. Cuống họng sưng, không nuốt được nước miếng, cũng có lúc không nhổ ra được, thích ở trước Nhiên cổt, cho xuất huyết, khỏi ngay. Bệnh ở tả thích bên hữu, bệnh ở hữu thích bên tả.

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Tà khách ở lạc cùa túc Thái âm khiến người yêu thống, rút xuống, Thiếu phúc, đau ran cà sườn, không thể nằm ngửa, thích giải huyệt khoảng yêu và cầu cốt, và trên hai “thăn” (thịt giáp xương sống) đó là yêu Du. Lấy mặt trăng mọc lặn làm số “vĩ” rút châm khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ỏ’ hữu, bệnh bên hữu thích ở tả.

Tà khách ở lạc cùa túc Thái đưong khiến người co rút, lung gò, đau rút xuống hiếp. Thích từ cổ trước, đếm tùng đốt xương sống, vừa đếm nhanh, vừa án tay mạnh, gặp chỗ nào đau, thích ngay, ba “vĩ” khỏi ngay.

Tà khách ở lạc cùa túc Thiếu dương khiến người đau nhức ở Khu trung (tức hai huyệt Hoàn khiếu ở đùi), không thể cất đùi lên được. Dùng “Hào” (tên một thứ châm) để châm. Nếu bệnh hàn thì để châm lâu. Theo mặt trăng mọc lặn làm sổ “vĩ”, sẽ khỏi ngay.

Điều trị các kinh biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không bệnh, thì dùng phép mậu thích(3).

Tai điếc, thích ở thủ Dương minh, không khỏi, nên thích ở Thông mạch. Mạch này ở phía trước tai.

Răng đau nhức, thích ở thù Dương minh, không khỏi thích vào (cái mạch dẫn vào trong răng), ở khe răng, sẽ khỏi ngay.

Tà khách ờ khoảng năm Tàng, khi phát bệnh, đau rút ở trong mạch, lúc đau, lúc đỡ, nhận kỳ bệnh, rồi dùng phép Mậu thích. Trông kỹ và thích ở mạch tại các đầu móng chân và móng tay, cho ra huyết. Cách ngày một lần thích. Thích một lần không khỏi thích năm lần.

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

Cái tà của thù Dương minh do sự “mậu truyền” (tức dẫn nhầm) mà dẫn lên răng (thuộc túc Dương minh); răng và miệng giá lạnh và đau. Trông mạch ò trên mu tay có huyết sắc hiện lên, thì thích bỏ đi, lại thích dưới móng ngón tay giữa thuộc về mạch cùa túc Dương minh, đều một “vĩ’, khỏi ngay. Bệnh bên tả thích ở bên hữu, bệnh bên hữu thích ỏ’ bên tà.

Tà khách ở lại cả thù, túc Thái âm, Thiếu âm và túc Dương minh. Năm lạc đỏ đều hội họp ở trong tai, trên chằng lên “tả giác”. Vì tà khách ở lạc nên năm lạc đều kiệt, khiến các mạch ở thân thể đều động, người đờ ra như “thây” không biết gì. Hoặc gọi là thi quyết, thích ở cạnh bên trong ngón chân cái, phía trên móng, cách móng bằng cái lá hẹ nằm ngang, rồi thích ở Túc tâm; thích phía trên ngón chân giữa, đều một “vĩ’; sau lại thích cạnh bên trong ngón tay cái, cách mỏng tay bằng một cái lá hẹ nằm ngang; sau lại thích đầu Nhuệ cốt thuộc Thủ tâm chù Thiếu âm, đều một “vĩ’, khỏi ngay; nếu không khỏi, gọt bỏ chỗ tóc ở tả giác, vuông bằng một tấc, đốt lấy than, hòa vào một chén rượu ngon, cho uống. Người không biết uống cũng cổ uổng, khỏi ngay.

Phàm cái số thích, trước phải nhận ở kinh mạch, án tay dò xem, xét rõ hư thực để điều trị. Nếu khí huyết không điều thích vào kinh mạch, nếu có nơi đau mà kinh mạch không mắc bệnh, dùng phép Mậu thích. Lại trông ở bì bộ của huyết lạc hiện lên, đều phải thích cà. Đó là phương pháp Mậu thích.

CHÚ GIẢI:

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

(1) Đây nói tà khí lần lượt mà vào tới kinh, thì nên theo kinh mạch để điều trị. Kinh mạch là “lý”, những tia chẽ nằm ngang gọi là lạc; ở lạc lại có cái tia chẽ ra nữa gọi là tôn lạc. Mạch, ờ bên ngoài hiện ra kinh mạch tại bì bộ, bên trong nền với Tàng Phù. Tả khí khi mới “khách” vào thân hình, tất trước tụ ở bì mao; lưu ở đó không tan đi sẽ truyền vào tôn lạc… Rồi do lạc mà đến kinh. “Âm dưcmg đều thịnh” là nói về huyết khí cùa năm Tàng, bên ngoài đầy chứa ờ thân hình. Mười hai kinh mạch, về Tam âm thì thuộc Tàng lạc Phù; về Tam dương thì thuộc Phù lạc Tàng. Ở đây lại nói: “Trong liền năm Tàng, tán bố ra Trương, Vị…”. Đó là vi: do năm hành cùa đất để sinh ra năm Tàng của người, về sáu khí Tam âm, Tam dương, cũng do năm hành sinh ra. Cho nên phàm bàn đến kinh mạch; lấy cái khí cùa năm Tàng, năm hành làm chủ, mà sáu Phủ sẽ là nơi “hợp”.

(2) “Mậu” là sai nhầm, hoặc cũng là ràng buộc, tức là hình dung sự đau bên nọ thích hên kia. “Cự thích” tức là dùng trường châm để thích. “Tà ở đại lạc, do tôn lạc rót vào, cho nên có thể thích nông ờ lạc mạch, để lấp cái khí của đại lạc. Như tà ờ kinh, phải dùng Cự thích, cho trúng thẳng vào kinh, khác hẳn với Lạc mạch. Kinh tức là mười hai kinh. Đó cũng là theo cái nghĩa âm dưcmg cùng suốt, tả hữu cùng giao, vì thế nên: Tả bệnh thì hữu thịnh, hữu bệnh thì tà thịnh. Đến sự di dịch, thì như bệnh tại dương kinh mà đi vào âm kinh, bệnh tại âm kinh mà đi vào dương kinh. Cho nên, bệnh ờ bên tà chưa khỏi, mà mạch ờ bên hữu đã mắc bệnh. Tất phải dùng Cự thích. Nhưng phải cho trúng kinh, khác với Lạc mạch.

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN

(3) Trên đây nói về “biệt mạch” cùa 12 kinh – tức gọi là kinh biệt. Biệt mạch cùa 12 kinh này cũng do dương chạy sang ám, do âm chạy sang dương. Cho nên điều trị nó, nên dùng phép Cự thích. Nếu tà khí ở cái nơi đi qua không phát bệnh, đó là tà thịnh mà bệnh lại phát ra ở bên hữu; hoặc tà thịnh ở bên hữu, mà bệnh lại phát ra ở bên tả. Hoặc tà ở kinh dương mà lại di dịch sang kinh âm, tà ở kinh âm mà lại di dịch sang kinh dương. Vì vậy, nên bệnh ờ bên tà lại phải thích ở bên hữu. Bệnh ở bên hữu lại phải thích ở bên tà.

Án: Trở lên 12 kinh biệt, cũng đều lệ thuộc với năm Tàng. Cho nên dưới đây nói đến: “Tà khách ờ khoảng năm Tàng” v.v…

MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
MẬU THÍCH LUẬN THIÊN
Bài trướcĐIỀU KINH LUẬN THIÊN
Bài tiếp theoTỨ THỜI THÍCH NGHỊCH, TÙNG LUẬN THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.